Doanh nghiệp nên đầu tư chiến lược thay vì đầu tư 'quan hệ'

15/06/2015 05:56 GMT+7

Phát biểu tại hội thảo Định hướng phát triển doanh nghiệp trong tình hình kinh tế mới do Ngân hàng Quân đội tổ chức hôm qua 14.6, TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN) nhận định: Cả doanh nghiệp và các cấp VN hiểu biết thực tế về hội nhập rất ít nên ẩn chứa nhiều rủi ro trong nền kinh tế.

Phát biểu tại hội thảo Định hướng phát triển doanh nghiệp trong tình hình kinh tế mới do Ngân hàng Quân đội tổ chức hôm qua 14.6, TS Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN) nhận định: Cả doanh nghiệp và các cấp VN hiểu biết thực tế về hội nhập rất ít nên ẩn chứa nhiều rủi ro trong nền kinh tế.
Trong khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được cam kết ở đẳng cấp rất cao bởi tất cả đều hướng tới tự do hóa gần như tuyệt đối, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ hoàn toàn, di chuyển vốn tự do… thì điều lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay, trình độ của VN lại ở mức thấp nhất so với các quốc gia cùng ký cam kết. Chẳng hạn, trong TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) VN là quốc gia kém nhất, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD so với nước thấp thứ hai đã là 7.000 USD. Không kể nếu so với Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đó là một thách thức khác trong TPP, khi nền kinh tế có đẳng cấp thấp đối mặt với những nền kinh tế đẳng cấp rất cao.
Tuy nhiên, TS Thiên khẳng định, VN vẫn được hưởng lợi nhiều dù là nền kinh tế nhỏ nhất, nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn. VN sẽ gia tăng thương mại với Mỹ, thị trường lớn nhất trong TPP, một yếu tố quan trọng giúp VN phát triển. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế; thuế quan TPP giảm đáng kể, giúp gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, nông hải sản. Trong TPP, VN cũng không phải cạnh tranh với Trung Quốc.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, 96% doanh nghiệp VN là nhỏ và siêu nhỏ, 2% trung bình, 2% lớn nên năng lực rất hạn chế. Ông Doanh cho rằng doanh nghiệp VN cần phải thay đổi tư duy kinh doanh trong hội nhập, không chỉ đầu tư vào “quan hệ”, ăn chênh lệch giá mà phải có chiến lược lâu dài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.