(Tin Nóng) Trang tin tài chính - đầu tư Motley Fool (Mỹ) ngày 15.6 nhận định rằng trong khi nhu cầu chi tiêu quốc phòng của Mỹ giảm, thì mỗi triệu USD bán vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp duy trì sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ.
Tiêm kích F-16 của hãng General Dynamics - Ảnh: AFP
|
Theo bài báo này, để đối phó các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đang quan tâm tìm mua các loại vũ khí mới từ Mỹ và châu Âu.
Thị trường vũ khí Mỹ là sự lựa chọn hợp lý, vì không những Mỹ là nước mua sắm vũ khí số 1 thế giới (theo SIPRI, Thuỵ Điển) mà Mỹ còn là nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới với thị phần 29% của toàn cầu, Motley Fool dẫn nguồn từ SIPRI từ 2009 - 2013.
Để thay thế phi đội khoảng 100 chiếc tiêm kích MiG-21 đã cũ kỹ, Việt Nam đang xem xét mua chiến đấu cơ của Boeing, Lockheed Martin, cũng như cân nhắc chọn mua tiêm kích của châu Âu như Eurofighter và Gripen (hãng Saab, Thuỵ Điển), Motley Fool dẫn nguồn từ Reuters.
Lĩnh vực an ninh hàng hải được chú trọng khi Việt Nam quan tâm các loại máy bay tuần tra biển như P-8 Poseidon (Boeing) và C-130 Sea Hercules (Lockheed Martin).
Về máy bay không người lái (UAV), Việt Nam đang xem xét các loại UAV từ cỡ nhỏ như ScanEagle của Boeing đến cỡ lớn như Predator của General Atomics, thậm chí cả UAV loại tàng hình như Fury của Lockheed Martin, theo Motley Fool.
Về hải quân, Việt Nam sẽ sớm nhận 5 tàu tuần tra cao tốc loại dài 75 feet (22,8 m) của hãng Metal Shark ở Franklin, bang Louisiana, Mỹ trong khuôn khổ viện trợ 18 triệu USD của Bộ Quốc phòng Mỹ (mỗi tàu tuần tra cao tốc này có giá khoảng 3,6 triệu USD).
Hãng Metal Shark đang chuẩn bị đóng 5 tàu tuần tra cao tốc loại dài 75 feet (22,8 m) cho Cảnh sát biển Việt Nam. Loại tàu này có giá khoảng 3,6 triệu USD, trang bị 3 súng phun nước điều khiển từ xa - Ảnh: Metal Shark
|
Việt Nam có thể trở thành thị trường lớn của các hãng đóng tàu Mỹ trong vài năm tới. Trong ảnh là lớp tàu tuần tra cao tốc loại lớn của Metal Shark, dài 165 feet (50,3 m) - Ảnh: Metal Shark
|
Với các nhà đầu tư Mỹ, hợp đồng chính thức mới nhất về vũ khí Mỹ bán cho Việt Nam chính là 5 tàu tuần tra cao tốc Metal Shark, tuy nhiên những hợp đồng hàng tỉ USD trong tương lai (với Việt Nam) sẽ khiến hợp đồng 5 tàu tuần tra kia mau chóng bị xếp xuống bên dưới. Từ năm 2009, Việt Nam đã bỏ ra 2,6 tỉ USD mua tàu ngầm trang bị cho Hải quân, và ngân sách quốc phòng của Việt Nam được cho là không dưới 3,4 tỉ USD/năm, theo Motley Fool.
Dĩ nhiên mức ngân sách quốc phòng khiêm tốn này không thể so sánh được với ngân sách quốc phòng của Mỹ (gấp 200 lần). Tuy nhiên trong tình hình mức chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang suy giảm thì mỗi triệu USD doanh số bán vũ khí có thêm được đều rất có ích cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Và mỗi chiến đấu cơ mà Lockheed Martin hay Boeing bán được cho Việt Nam sẽ mang lại hàng chục triệu USD lợi nhuận cho hai nhà thầu quốc phòng hàng đầu này của Mỹ. Với mục tiêu tăng trưởng dài hạn 10%/năm của hai đại gia nói trên, doanh số từ việc bán được vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp hai doanh nghiệp vũ khí hàng đầu của Mỹ giữ được ổn định và tăng trưởng, cũng như có lãi cho cổ đông, theo Motley Fool.
Máy bay không người lái loại tàng hình Fury – Nguồn: Lockheed Martin
|
Anh Sơn
>> Hãng Mỹ đóng tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam từ tháng 7
>> Tàu ngầm Đà Nẵng đã vào Ấn Độ Dương
>> Giáo sư Mỹ: Bán vũ khí cho VN là phát tín hiệu đến Trung Quốc
>> Thăm hãng Mỹ chuẩn bị đóng tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam
>> Quân đội Mỹ muốn bố trí các kho dự trữ ở Đông Nam Á
>> Báo Anh: Việt Nam quan tâm máy bay quân sự của Mỹ, châu Âu
>> Triển vọng hợp tác sản xuất vũ khí Mỹ tại Việt Nam
>> Bên trong con tàu chở tàu ngầm Đà Nẵng về Việt Nam
>> Pháp chào hàng tàu tên lửa tàng hình với Việt Nam, Malaysia
>> AgustaWestland chào hàng Việt Nam trực thăng săn ngầm
Bình luận (0)