Sinh thời, Thủ tướng Phan Văn Khải được các chuyên gia đánh giá là lãnh đạo có tâm, có tầm, mang tư duy cải cách và luôn hết lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Năm 1997, thời điểm Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu nhiệm kỳ, số doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp (năm 1996, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký theo luật Doanh nghiệp tư nhân là khoảng 17.000, đăng ký theo luật Công ty khoảng gần 7.000).
Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận thấy rõ mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, và trách nhiệm của cộng đồng doanh nhân đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, ông muốn phá vỡ rào cản giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp vì sự nghiệp chung của đất nước và nhân dân.
Chính tư tưởng này đã tạo nên những cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân và góp phần tạo nên luật Doanh nghiệp, từ đó trở thành khung pháp lý quan trọng đưa khu vực kinh tế tư nhân bước ra ánh sáng, đóng góp nguồn lực quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Những cuộc gặp gỡ đó dần trở thành hoạt động thường niên của Thủ tướng Phan Văn Khải, giữa Nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời nhận được sự mong chờ rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. Từ những cuộc gặp gỡ đó, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nghe, đã chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp trước những khó khăn của kinh tế Việt Nam.
Hoạt động dâng hương này nhằm góp phần tuyên truyền và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; cũng như xây dựng hình ảnh doanh nhân thành phố trong không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Tại buổi lễ tưởng niệm, ban tổ chức đã trao 100 suất học bổng và quà tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học tại H.Củ Chi.
Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động "Gặp gỡ tháng 10 - Tháng Doanh nhân" được tổ chức hàng năm do Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn khởi xướng.
Qua đó, tạo động lực, nâng cao nhận thức của doanh nhân về vai trò vị trí của mình trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước, vừa làm tốt công tác xã hội góp phần chăm lo, hỗ trợ người nghèo, người yếu thế.
Bình luận (0)