Sáng 19.12, ông Nguyễn Văn Tuấn (57 tuổi) chính thức mở cửa ‘bảo tàng’ Dấu ấn Đà Lạt để du khách khi đến tham gia các chương trình Festival Hoa có thể khám phá sâu hơn về miền đất được ví von là tiểu Paris.
Ngôi nhà trưng bày khoảng 70.000 cổ vật liên quan đến Đà Lạt
|
‘Bảo tàng’ tọa lạc trong con hẻm nhỏ trên đường Phan Đình Phùng (Đà Lạt, Lâm Đồng) với khoảng 70.000 hiện vật gắn với quá trình hình thành và phát triển của phố núi Đà Lạt.
Suất gần tháng qua, ông Tuấn đóng thêm kệ, tất bật sắp xếp lại bộ sưu tập đồ sộ mà ông sưu tầm trong suốt 26 năm qua.
Tại đây có bộ sưu tập máy hát đĩa quay dây thiều vẫn hoạt động tốt, trong đó có chiếc của nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt được đựng trong hộp gỗ sang trọng kèm theo nhiều đĩa nhạc thánh ca và cha giảng đạo...
|
Du khách có thể khám phá bộ sưu tập máy ảnh cổ, đồng hồ cổ, máy tính tiền cổ...
Bộ sưu tập nhạc cụ và radio xưa
|
Chiếc kèn to nhất của đoàn quân nhạc ngự long quân của vua Bảo Đại. Mỗi lần vua Bảo Đại ngự giá thân chinh cùng các hoàng thiên quốc thích hoặc khi đón tiếp các ngyên thủ quốc gia, chính khách đến từ các nước thì chiếc kèn này được sử dụng
|
Những chiếc lò sưởi mang từ Pháp qua Đà Lạt có tuổi đời gần 100 năm được ông Tuấn mua lại để lưu giữ khi các ngôi biệt thự cổ bị phá đi
|
Bộ sưu tập những bình ấm trà cổ, có những bộ được tráng men ngọc cùng hàng trăm hiện vật gốm xứ celadon
|
Bô sưu tập chum chóe của đồng bào bản địa và gốm sứ Pháp
|
"Qua bộ sưu tập Dấu ấn Đà Lạt này, tôi hy vọng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn quá trình hình thành phát triển của thành phố Festival Hoa Đà Lạt", ông Tuấn thổ lộ.
Chiếc bình sứ có tuổi đời gần 100 năm do nghệ nhân người Việt làm, được trưng bày trong các biệt thự Pháp và sau này được ông Tuấn mua lại để lưu giữ
|
Những chiếc máy đếm tiền xưa
|
Những két đựng tiền, vàng của cung điện vua Bảo Đại
|
Do căn nhà chật hẹp nên những chiếc tủ kính được chủ nhân chất đầy cổ vật quý, dọc cầu thang, lối đi và cả phòng ngủ cũng tràn ngập hiện vật, cổ vật xếp chồng lên nhau.
Bình luận (0)