Độc đáo hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đặc biệt

Cù Hiền
Cù Hiền
03/09/2023 10:47 GMT+7

Cây di sản có hình dáng bề thế, thân tròn đều, đường kính của cây ở độ cao 1 m là 143 cm và 114 cm; chiều cao vút ngọn là 18,5 và 19 m; có nhiều cành lớn tán xòe rộng; đường kính của tán là 19,7 và 25,9 m, có niên đại 316 năm và 317 năm.

Hai cây muỗm được trồng tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phổ Minh (P.Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), một ngôi chùa cổ xây dựng thời Lý, mở rộng ở thời Trần, sau đó được tu sửa nhiều lần tại thời Mạc thế kỷ 16. Từ năm 2012, hai cây này đã được công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam.

Hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đẵ biệt - Ảnh 1.

Cây muỗm có tán rộng tỏa đều ra bốn hướng

CÙ HIỀN

Từ cổng chùa Phổ Minh đi vào, hai cây muỗm được trồng hai bên sân chùa, mỗi cây đều vươn những tán cây rộng, râm mát cả một khu sân.

Đây là hai cây duy nhất ở Nam Định được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đẵ biệt - Ảnh 2.

Mặc dù bị mối xông nghiêm trọng nhưng cây bên trái chùa Phổ Minh vẫn cho ra lá xanh tốt

CÙ HIỀN

Hai cây muỗm có tên khoa học là Mangifera Foetida Lour hay còn được gọi là cây quéo có hình dáng bề thế, thân tròn đều, đường kính của cây ở độ cao 1 m là 143 cm và 114 cm, chiều cao vút ngọn là 18,5 m và 19 m, có nhiều cành lớn tán cây xòe rộng, đường kính của tán cây 19,7 m và 25,9 m.

Hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đẵ biệt - Ảnh 3.

Thân cây bị mối ăn sâu vào thân

CÙ HIỀN

Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam) đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giám định khoa học xác định hai cây muỗm của chùa Phổ Minh có niên đại 316 năm và 317 năm.

Cây muỗm có lá đơn nguyên thuôn dài, đầu lá nhọn, các lá thường mọc chụm lại ở đầu cành. Phiến lá rộng 4,5 - 5,8 cm, dài 13 - 19 cm. Tầng tán phát triển đều, lá nhiều, cây phát triển bình thường.

Hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đẵ biệt - Ảnh 4.

Rêu và cây tầm gửi phủ đầy thân cây di tích, nhuốm một màu rêu phong, xưa cũ

CÙ HIỀN

Trên các nhánh cành lớn, nhiều thảm rêu và cây tầm gửi phủ kín cành khiến cây càng trở nên rêu phong.

Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, cây muỗm phía bên trái (theo hướng chùa) có dấu hiệu bị mối nghiêm trọng. Một phần thân khác cũng bị sâu, rỗng khoét sâu vào thân hoặc bị bọ xít ăn lá, hút nhựa. Đáng lo ngại hơn là thân chính của cây này bị rỗng ruột từ gốc đến độ cao 7,9 m.

Hai cây di sản hơn 300 tuổi trong khu di tích quốc gia đẵ biệt - Ảnh 5.

Hai cây di tích ở hai bên hiên chùa tạo nên sự cân đối, không gian thoáng đãng đầy cổ kính

CÙ HIỀN

Được biết, các ngành cơ quan chức năng đã có biện pháp chăm sóc và ngăn chặn tình trạng sâu bệnh cho cây.

Cây muỗm còn lại cũng gặp tình trạng sâu bệnh nhưng không quá nghiêm trọng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.