Ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm, làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức hội vật cầu cổ truyền tại sân đình.
6 cầu thủ của 3 đội bạn luôn tìm cách ngăn cản để đối phương không thể mang cầu về hố của đội mình |
Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.
Hội vật năm 2016 có sự tham dự của 12 đội, mỗi đội có từ 6-8 cầu thủ, được chia làm 3 bảng. Mỗi bảng đấu có 4 đội thi đấu để chọn ra 8 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu bán kết và chung kết. Phần thưởng cho đội vô địch là 6 triệu đồng.
Sân thi đấu hình vuông có một hố ở chính giữa để đặt quả cầu và 4 hố ở bốn góc sân, tương ứng với “khung thành” của 4 đội. Mỗi đội có 2 cầu thủ, mặc quần trắng, mình trần thắt đai theo màu cờ cắm ở góc sân (4 cờ cắm ở góc sân là đỏ, xanh, vàng, tím)
|
Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội từ góc sân lao nhanh ra cướp cầu mang về hố của mình
|
Một pha tranh cầu quyết liệt ở giữa sân
|
Quả cầu làm bằng gỗ mít được sơn son nặng đến hơn 20 kg, nên mang được quả cầu về hố của đội mình là không hề dễ dàng
|
Sau nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều cản phá của đối thủ, cuối cùng một cầu thủ của đội tím cũng mang được cầu đặt về hố của đội mình. Mỗi lần mang cầu về hố của đội mình thành công sẽ ghi được 1 điểm và được một thẻ đỏ
|
Một pha nỗ lực ghi điểm
|
Theo luật chơi, bóng không được ra ngoài vạch giới hạn được căng dây, nếu ra ngoài, bóng sẽ được đưa trở lại hố ở giữa và thi đấu lại
|
Rất đông người dân đến cổ vũ cho các đội thi đấu
|
Mỗi hiệp thi đấu kéo dài 45 phút, các đội có thể thay người không giới hạn. Sau hiệp đấu, ai cũng lấm bẩn và mệt nhưng tất cả đều vui vẻ
|
Đôi khi sự giằng co kéo dài trong vài phút
|
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện cả trí và lực, đồng thời mang tính hợp đồng mưu lược, nên có đầy đủ lứa tuổi khác nhau từ thiếu nhi đến các cụ cao tuổi trong làng tham gia. Mỗi lứa tuổi thì lại có một quả cầu tương ứng
|
Bình luận (0)