Độc đáo nghề làm lân ở Chợ Lớn
12/09/2019 05:00 GMT+7
Múa lân là điệu múa bắt nguồn từ Trung Hoa du nhập sang Việt Nam từ rất lâu. Múa lân thường dùng trong dịp tết Nguyên đán, tết trung thu có ý nghĩa mua vui, mang tới may mắn, xua đuổi tà khí. Ngoài ra trong năm múa lân hay biểu diễn tại những nơi khai trương, mừng thọ...
Tự động phát
Khi được khách đặt hàng múa lân, đội múa sẽ căn cứ vào khách đặt múa bao nhiêu con để tính tiền. Có 5 kiểu múa chính là: Độc chiếm ngao đầu: chỉ có 1 con lân biểu diễn, tả xung, hữu đột tỏ khí phách anh hùng; Song hỷ: 2 con lân biểu diễn khoan thai, hòa hợp như vợ chồng tâm đầu ý hợp, đất trời chan hoà; Tam anh: diễn tả 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi trong Tam Quốc tình nghĩa gắn bó với nhau như ruột thịt; Tam tinh: 3 con lân màu vàng, đỏ, đen tượng trưng cho 3 ông Phúc, Lộc, Thọ; Tứ quý hưng long: 4 con lân tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe, hạnh phúc.
Múa lân thường do 2 người múa 1 con, 1 người đầu, 1 người đuôi. Điệu múa được coi là phức tạp và đẹp mắt nhất là múa trên Mai hoa thung.
|
Tương truyền việc múa lân trong dịp lễ Tết Trung thu là tập tục bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ phàm chế ngự lân bảo vệ dân lành. Theo truyền thuyết vào thuở khai thiên lập địa, lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người, năm nào cũng xuất hiện phá phách vào dịp tết Trung Thu. Phật Di Lặc lấy cỏ linh chi cho nó ăn, thu phục được nó và biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá, chỉ biết ăn thực vật.
Hình ảnh Phật Di Lặc được thể hiện là ông Địa. Ông Địa mặt tròn, tươi vui, tay cầm quạt, bụng phệ đi trong đoàn rước vừa giỡn với lân, vừa cười đùa với trẻ con.
|
|
|
|
|
lân sư rồng
làm đầu lân
Chợ Lớn
Múa lân
xem múa lân
nghề làm lân
Nghề thủ công
Hội Quán Nhị Phủ
Lắm lần
Mai hoa thung
Múa lân sư rồng
lần 1 sừng
lân 3 sừng
nghề làm lân ở Chợ Lớn
người Hoa chợ lớn
Bình luận (0)