Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào năm ngoái, Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí và đầu tư mạnh mẽ vào bộ máy quân sự của mình, bất chấp lạm phát cao kéo dài và đồng rúp yếu hơn.
Hãng tin TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận: "Rõ ràng sự gia tăng như thế là hoàn toàn cần thiết, vì Nga đang ở trong tình trạng [phải đương đầu] chiến tranh hỗn hợp được tung ra để chống lại mình".
Ông Peskov cũng cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đòi hỏi phải chi tiêu rất lớn".
Theo tài liệu, chi tiêu quân sự dự kiến sẽ tăng hơn 68% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 10,8 nghìn tỉ rúp (khoảng 6% GDP). Ngân sách này cao hơn chi tiêu được phân bổ cho chính sách xã hội.
Số liệu do AFP tính toán cho thấy tổng chi tiêu quân sự dự kiến cao hơn khoảng 3 lần so với tổng chi tiêu cho giáo dục, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe vào năm 2024.
Bộ Tài chính cho biết: “Trọng tâm của chính sách kinh tế đang chuyển từ chương trình nghị sự chống khủng hoảng sang thúc đẩy các mục tiêu phát triển quốc gia”.
Điều này bao gồm tăng cường năng lực phòng thủ của đất nước và hội nhập 4 khu vực mà Moscow tuyên bố sáp nhập vào năm ngoái là Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia, theo tài liệu
Chi tiêu quân sự tăng lên khi ngân hàng trung ương Nga cảnh báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2023, với lạm phát cao hơn mục tiêu 4% của ngân hàng.
Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức khác phần lớn đã không quá quan ngại về tác động kinh tế của cuộc xung đột Ukraine, cho rằng Nga phần lớn đã vượt qua được cơn bão cấm vận của phương Tây.
Bình luận (0)