- Tôi sang đây lâu rồi, giờ mang họ mẹ, họ Nguyễn.
- Vậy họ bố của chú họ gì?
- Họ Cung.
Sự đổi họ của ông, hẳn nhiên, gắn với những biến động lịch sử. Vì cũng như người Việt, con cái người Hoa phải mang họ bố, họ cũng mang nặng tư duy đàn ông chống gậy, sợ tuyệt tự, sợ mất họ. Cung Thành Công, chẳng hạn vậy, nếu đổi thành Nguyễn Thành Công, nghe hoàn toàn Việt Nam.
Người Hoa cố gắng Việt hóa mình, nhưng đó là một sự buồn, tôi nghĩ vậy. Chúng ta có 54 dân tộc (mà truyền thông thường dùng cụm từ “54 dân tộc anh em”), trong đó người Hoa đứng hàng thứ 8 về dân số. Khi chúng ta nói “người Hoa”, hẳn cũng phải khác với khái niệm “người Trung Quốc”, ít nhất là về quốc tịch.
Đã anh em thì là anh em! Sài Gòn hiện có hơn 400.000 người Việt gốc Hoa, đa phần đã định cư nhiều đời, và thực sự không còn khoảng cách. Trong những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vừa qua, người Hoa ở các quận 5, 6, 11… cũng xuống đường, hô khẩu hiệu và chăng cả những biểu ngữ mà họ tự viết bằng tiếng Hoa biểu thị sự ủng hộ nhà nước Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
Ừ thì với những gì hai quốc gia đã trải qua, những người Hoa ở Việt Nam có lý do để lo ngại. Có người đã nói đến nguy cơ về một kịch bản Crimea mà Trung Quốc sẽ áp dụng. Nhưng điều đó chỉ có thể diễn ra ở một quốc gia chia rẽ, khu biệt về văn hóa và chủng tộc. Chúng ta chấp nhận những khác biệt về văn hóa và chủng tộc đó, chúng ta nhìn nhau với đôi mắt của người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dù một mí hay hai mí. Những đôi mắt Trung Hoa, rất sắc, cũng rất đẹp.
“Hổm rày, hàng chậm hẳn đi. Không hiểu vì sao. Cũng mong mọi thứ bình thường trở lại. Ổn định thôi. Ở đâu cũng vậy, người dân mà, chúng tôi chỉ muốn ổn định”, người đàn ông bán hàng giấy, mắt một mí, tóc hoa râm, nói với tôi trong khi tay nhặt mấy cái phong bao mừng cưới có in 2 chữ “hỷ” lồng vào nhau. Song hỷ, có nghĩa là niềm vui nhân đôi.
Gia Hiền
>> Đôi mắt người Sơn Tây
>> Cúc hoa và đôi mắt sáng
Bình luận (0)