Đối phó với 8 loại phỏng vấn khác nhau

08/06/2017 14:14 GMT+7

Có rất nhiều cách phỏng vấn khác nhau mà nhà tuyển dụng sử dụng khi họ tìm kiếm tài năng phù hợp. Bạn có thể thích nghi với từng loại phỏng vấn cụ thể nếu bạn muốn được nhận việc.

Dưới đây là 8 loại phỏng vấn xin việc khác nhau mà các chuyên gia rút ra được và một số gợi ý về cách đối phó.
1. Gặp từng người
Đây là một trong những loại phỏng vấn phổ biến nhất. Trong trường hợp này, bạn và nhà tuyển dụng sẽ ở trong phòng và bạn sẽ được hỏi một loạt câu hỏi truyền thống để khai thác kỹ năng và tính cách của bạn. Hơn bất kỳ cách tiếp cận nào khác, cách phỏng vấn này sẽ cho bạn cơ hội tốt nhất để xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với người phỏng vấn.
2. Cuộc phỏng vấn không chính thức
Thông thường, bạn và người phỏng vấn ở trong một khung cảnh thoải mái, giống như một quán cà phê. Mặc dù môi trường không chính thức và không gian của những cuộc phỏng vấn này thường thoải mái hơn, nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải chuyên nghiệp. Hãy để một cuốn ghi chép ở phía trước để bạn có thể ghi lại bất kỳ điểm quan trọng nào trong suốt quá trình phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng đã chuẩn bị một bản CV và bản mô tả công việc của mình. Sự chuẩn bị này có thể giúp bạn tập trung vào trọng tâm của cuộc phỏng vấn.
3. Cuộc phỏng vấn với nhiều người
Với tất cả các cặp mắt dồn vào bạn, đôi khi rất khó và khá áp lực để bạn biết nên nhìn vào người nào trong số những người đang phỏng vấn bạn. Dạng phỏng vấn này thường được thiết kế để bạn ngồi trước những người phỏng vấn và họ sẽ lần lượt hỏi bạn các câu hỏi. Một nguyên tắc chung là hãy nhìn vào người nào đặt câu hỏi cho bạn. Nhìn vào mắt, sử dụng tên của họ để giao tiếp, cho thấy bạn đã hiểu rõ câu hỏi và cung cấp một câu trả lời ngắn gọn, trích dẫn ví dụ cụ thể để hỗ trợ cho câu trả lời của bạn nếu cần.
4. Phỏng vấn đồng lứa (cùng cấp)
Trong trường hợp này, bạn sẽ được phỏng vấn bởi một người mà bạn có thể làm việc trong tương lai. Quyền hạn và chức vụ của bạn nếu được chọn trong tương lai sẽ ngang bằng với họ. Các cuộc phỏng vấn đồng lứa ngày càng phổ biến và được thiết kế để giúp xác định xem liệu bạn có phù hợp với văn hoá của công ty hay không. Cuộc phỏng vấn dạng này thường xảy ra sau khi phỏng vấn thành công với người quản lý tuyển dụng. Không chỉ kiểu phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn đánh giá mức độ bạn tương tác với đội, mà đó cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn có được cái nhìn sâu sắc về những gì mình sẽ làm ở môi trường đó. Bạn nên tìm kiếm để đặt ra nhiều câu hỏi hơn trong cuộc phỏng vấn đồng đẳng để giúp bạn tìm hiểu thêm về công ty, văn hóa cho phù hợp.
5. Phỏng vấn qua điện thoại
Phương pháp phỏng vấn này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình tuyển dụng để sàng lọc và tuyển chọn hồ sơ ứng viên. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện nó nghiêm túc nếu không sẽ có nguy cơ không được nhận vào vòng tiếp theo, mà theo truyền thống sẽ là một cuộc phỏng vấn mặt đối mặt chính thức hơn. Trước hết, hãy đảm bảo bạn nghe rõ ràng khi phỏng vấn qua điện thoại. Nó cũng giúp bạn có thể tích góp được nhiều ghi chú đối với phỏng vấn dạng này vì bạn không cần phải liên lạc bằng mắt với bất cứ ai. Viết ra một số điểm nhằm làm nổi bật sự phù hợp của bạn cho vị trí tuyển dụng và cố gắng thể hiện nó trong cuộc phỏng vấn trực tiếp.
6. Phỏng vấn nhóm
Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy mình đang được phỏng vấn cùng với các ứng viên khác. Điều này thường được thực hiện như là một cách để kiểm tra một số lượng lớn các ứng cử viên. Nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, có thể sẽ có thêm một cuộc phỏng vấn riêng lẻ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Rõ ràng nhà tuyển dụng đang xem xét cách bạn tương tác với người khác. Vì vậy, đảm bảo bạn luôn tôn trọng các ứng viên khác và cố gắng thể hiện vai trò của mình khi có thể.
7. Trung tâm đánh giá
Đây là một quá trình thường kết hợp nhiều hoạt động đánh giá, như kiểm tra tâm lý hay đóng vai tình huống, và thường được sử dụng để sàng lọc các nhóm ứng cử viên lớn. Đó là một phương pháp thường được sử dụng bởi các công ty lớn có tuyển dụng theo chu kỳ. Nhà tuyển dụng muốn một người am hiểu về công ty. Hãy cho thấy rằng bạn rất nhiệt tình bằng cách đọc tin tức gần đây về công ty mà bạn đang phỏng vấn, xem thông tin trên phương tiện truyền thông hay mạng xã hội của họ, tìm hiểu liệu họ vừa đưa ra bất kỳ sản phẩm mới hay tham gia vào bất kỳ hợp đồng tài trợ nào.
8. Phỏng vấn qua video
Phương pháp này thường là sự thay thế cho cuộc phỏng vấn một người khi không thể gặp mặt trực tiếp. Chẳng hạn, bạn có thể nộp đơn khi bạn đang học tập ở nước ngoài. Điều quan trọng là bạn phải xử lý như bạn đang phỏng vấn mặt đối mặt. Bất cứ khi nào công nghệ tham gia, hãy chắc chắn nó sẽ không có trở ngại gì khi bạn thực hiện cuộc phỏng vấn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.