Đời sinh viên nghèo sợ tiền điện

11/07/2023 15:09 GMT+7

Nói sơ qua để mọi người cùng hình dung căn phòng trọ của tôi, nó có hơi đặc biệt: ba bên là tường xây, một bên là tường kính cường lực trong suốt. Với không gian như thế, mỗi khi có nắng nóng thì phòng tôi rất… "khó ở" trong người.

Vào một ngày đẹp trời nào đó của tháng 6, tôi đang ngồi thư giãn sau bữa cơm trưa tự nấu. Bỗng có tiếng gõ cửa. Lại là tiếng của anh chủ trọ. Anh gọi tôi để thông báo thu tiền phòng và tiền điện, nước. Sẽ không có gì xảy ra cho đến khi anh nhắc tôi rằng: "Tiền điện tháng này của em ít hơn tháng trước nhưng thời tiết dạo này nóng lên rồi, tiền điện cũng tăng nữa, tăng gấp đôi nha em. Nên nếu được thì em tiết kiệm lại nha".

Đứng trước các áp lực về chi phí, một sinh viên xa nhà như tôi không xa lạ gì với động từ "tiết kiệm" nữa. Tiết kiệm điện là điều mà tôi muốn nhắc đến. Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền, là tiết kiệm năng lượng. Và tôi đã tiết kiệm điện như thế nào?

Phần tường bằng kính cường lực trong suốt là cơ hội tiết kiệm điện của tôi. Tôi có thể dùng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) vào ban ngày, ánh đèn của tòa nhà đối diện vào ban đêm. Tuy ánh sáng để dùng vào ban đêm có nhược điểm, tôi có cách xử lý khác đó là hạn chế làm việc vào ban đêm. Tôi tập thói quen ngủ sớm và dành phần lớn công việc, bài tập về nhà cho buổi sáng sớm hôm sau. Vừa có thói quen sinh hoạt hiệu quả, vừa tiết kiệm được phần "dùng đèn điện" rồi.

Vẫn là câu chuyện tiết kiệm điện nhưng đơn giản và gần gũi hơn, đó là tạo thói quen "tắt khi không sử dụng". Tôi và các bạn cùng phòng thống nhất và nhắc nhở nhau thực hiện đúng việc tiết kiệm điện bao gồm việc tắt điện khi đi ra ngoài và rút các thiết bị điện khi không sử dụng.

Cuộc thi viết "Tiết kiệm điện thành thói quen" do Báo Thanh Niên tổ chức và Tổng Công ty Điện lực TP.HCM tổ chức, là nơi để độc giả chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp về việc tiết kiệm điện, tạo thói quen sử dụng điện tiết kiệm trong gia đình, trong các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp.

Cuộc thi viết về các cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp với tổng giá trị giải thưởng là 99 triệu đồng và quà tặng. Bài dự thi gửi qua email của chương trình: tietkiemdien@thanhnien.vn hoặc gửi bằng đường bưu điện về Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Tiết kiệm điện thành thói quen). Thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày 1.6-31.8.2023.

Thể lệchi tiết được đăng tải trên trang thanhnien.vn.

Chúng tôi dán giấy ghi chú nhắc nhở tại nơi dễ thấy nhất, đó là cửa ra vào của phòng. Nhưng tắt công tắc thôi thì chưa đủ, thực tế cho thấy việc tắt công tắc của các thiết bị sinh hoạt dùng đến điện năng như nồi cơm điện, quạt điện, máy sấy tóc, bếp điện, ấm đun siêu tốc… không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện chạy trong thiết bị. Rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện không chỉ giảm điện năng phát sinh mà còn an toàn nữa.

Bên cạnh yếu tố hao hụt do dòng điện ngầm, bụi bẩn trong các thiết bị điện cũng làm gia tăng điện trở và làm giảm hiệu suất, công dụng của thiết bị điện đó. Chính vì thế việc vệ sinh định kỳ máy quạt, nồi cơm điện… là điều mà phòng trọ tôi ưu tiên nhất. Chúng tôi kêu gọi nhau bỏ một ít thời gian rảnh để vệ sinh phòng trọ, lau chùi dụng cụ sinh hoạt cũng là cách tiết kiệm điện và làm sạch nơi mình ở.

Đời sinh viên khó khăn là thế đó, nhưng ta đối diện với những khó khăn đó theo xu hướng tích cực thì ta sẽ có một cuộc sống dễ dàng hơn. Bên trên là một vài cách tiết kiệm điện của chính bản thân tôi, một chàng sinh viên, thực hiện ngay tại chính phòng trọ của mình. Và nó đã thật sự hiệu quả. Tôi đã giảm bớt chi phí cho điện sinh hoạt rất đáng kể. Tuy rằng còn nhiều điều hạn chế nhưng vẫn hy vọng rằng những mẹo vặt của tôi kể trên có thể giúp ích được cho mọi người, nhất là những ai đang xa nhà, còn quá nhiều nỗi lo trong vòng xoay "cơm áo gạo tiền".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.