Chết rồi vẫn chưa thấy sổ đỏ
Những năm 2000 - 2001, UBND xã Vinh Quang, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) quy hoạch khu dân cư và thông báo bán cho những hộ giãn dân đến đây mua đất ở. Hàng chục hộ mua đất này từ năm 2003, nhưng mãi đến nay vẫn không được chính quyền và cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
tin liên quan
Chuyện dân hiến đất chính quyền: Tặng CLB bóng bàn, TP 'hoán chuyển' thành trụ sở công an?Ông Phạm Văn Điệp (ngụ tổ 3, P.Ngô Mây) cũng mua 2 lô đất ở Km số 7, QL14, giá 9 triệu đồng/lô nhưng mãi đến nay vẫn trong tình trạng như ông Sao. Ngoài ra, nhiều hộ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Riêng ông Lê Hữu Hiệp (68 tuổi) cho biết sau năm 1975, cha mẹ vợ ông là Trần Quang Thống và Phạm Thị Sáu đã khai hoang vùng đất tại khu vực Km số 7 nói trên với diện tích 3,6 ha.
Khi xã Vinh Quang quy hoạch khu giãn dân đã giao lại cho gia đình bà Sáu 2.800 m2 để sử dụng. Nay ông Thống đã mất, ông Chủ tịch UBND xã Vinh Quang thời đó (người đứng ra làm khu giãn dân) là Đặng Minh Quang cũng đã mất, nhưng sổ đỏ vẫn chưa làm được. Trong khi đó, ông Lê Xuân Hùng, người mua đất khai hoang của bà Sáu để mở cây xăng, thì đã được cấp sổ.
|
Chính quyền sai, dân chịu thiệt
Ông Huỳnh Công Trình, Chủ tịch UBND P.Ngô Mây, TP.Kon Tum (nơi quản lý khu vực Km số 7, dọc QL14), cho biết khoảng năm 2000 - 2001, TX.Kon Tum có chủ trương cho xã Vinh Quang quy hoạch khu giãn dân để lấy tiền xây văn phòng UBND xã, mỗi lô ngang 10 m, dài 22 m. Thế nhưng, UBND xã Vinh Quang lại quy hoạch thành 46 lô (mỗi lô ngang 10 m, dài 40 m) và thu tiền 9 triệu đồng/lô.
Ông Phạm Văn Dũng, Phó chánh văn phòng UBND TP.Kon Tum, cho biết liên quan đến vụ việc trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do vụ việc xảy ra đã lâu nên không khởi tố vụ án, mà báo cáo UBND tỉnh có hướng xử lý. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP.Kon Tum rà soát và làm sổ đỏ cho 5 hộ dân có nguồn gốc đất là khai hoang; giao cho UBND xã Vinh Quang trả tiền lại cho dân đã mua đất (9 triệu đồng/lô năm 2003) theo lãi suất hằng năm và nếu xảy ra khiếu nại khiếu kiện sẽ giải quyết theo pháp luật hiện hành.
Trước thông tin này, những hộ dân mua đất ở khu giãn dân cho rằng nếu thu hồi đất và trả tiền lại là không thỏa đáng. Bởi từ đầu đến cuối, chỉ có cán bộ và chính quyền xã Vinh Quang làm sai, còn người mua đất không sai. Lẽ nào đến khi dân phản ứng, phát hiện làm sai thì để dân chịu thiệt, trong khi đó đến nay đã khoảng 18 năm vẫn chưa thấy xử lý cán bộ làm sai…
Ông Phạm Văn Điệp cho rằng khi mua đất, ông tin vào chính quyền nên phải đi vay mượn tiền để mua, nếu lúc đó không mua của xã Vinh Quang thì đã mua nơi khác, giá trị đất đến nay đã khác hẳn.
Bình luận (0)