40 năm máy nghe nhạc di động: Từ Walkman, Discman đến iPod...

15/07/2017 20:32 GMT+7

Đến nay, máy nghe nhạc di động tròn 40 năm hình thành và phát triển, tuy không phổ biến bằng smartphone nhưng vẫn là dòng sản phẩm luôn được cải tiến mạnh mẽ.

Vào thập niên 1950, một số nhà sáng chế đã giới thiệu các sản phẩm đầu tiên có kích thước nhỏ gọn, cho phép mang theo ghi âm nên không phổ biến. Sau đó, đến thập niên 1960, một số phiên bản máy cassette dùng pin thay vì cắm điện ra đời, và rất được ưa chuộng. Thế nhưng, kích thước của những dòng máy này vẫn còn khá lớn, chưa trở thành một thiết bị cá nhân có thể dễ dàng mang theo mọi lúc mọi nơi.

tin liên quan

Ai có tiền ăn nổi nho giá hơn 7 triệu/trái ở Nhật?
Một chùm nho Hồng ngọc La Mã (Ruby Roman) 30 trái vừa được bán đấu giá thành công tại Nhật với giá 1,11 triệu yen, phá vỡ kỷ lục mức 1 triệu yen của chùm nho Hồng ngọc La Mã được bán vào năm ngoái.
Cuộc cách mạng mang tên Walkman
Năm 1979, Sony giới thiệu chiếc máy nghe nhạc di động cá nhân đầu tiên là Walkman với kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên, Sony Walkman được cho bắt nguồn từ một sáng chế do ông Andreas Pavel nộp đơn bảo hộ vào năm 1977, theo tài liệu từ cơ quan quản lý bằng sáng chế của Mỹ. Về sau, Sony Walkman đã phải đồng ý chi trả tiền bản quyền sáng chế cho ông Pavel.
Nhờ vào việc cải tiến giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho phép sử dụng pin 2A, phát triển tai nghe stereo dùng kèm chứ không còn tích hợp loa, nên Sony Walkman cực kỳ nhỏ gọn để mang theo mọi lúc mọi nơi. Từ đó, Sony Walkman mở ra cuộc đua mới, nhiều hãng điện tử khác như Panasonic, Philips... cũng ra sản phẩm cạnh tranh quyết liệt. Dù nhiều hãng cạnh tranh, nhưng sự tiên phong và phổ biến, Walkman của Sony gần như trở thành tên chung cho nhóm sản phẩm này.
Dần dần, những chiếc cassette nhỏ gọn này tích hợp cả khả năng ghi âm, nghe radio, bộ điều khiển âm thanh trầm bổng... đáp ứng gần như hầu hết các nhu cầu cần thiết. Thậm chí, đến thập niên 1980, Sony còn tung ra sản phẩm Sony Watchman là chiếc tivi bỏ túi có kích thước gần như tương đương Walkman với màn hình nhỏ.
Tuy nhiên, giữa những năm 1980, CD bắt đầu lên ngôi và hứa hẹn sẽ sớm trở thành xu hướng mới trong thưởng thức âm nhạc. Để đáp ứng nhu cầu này, các hãng lại nhanh chóng tung ra dòng máy nghe CD cầm tay thường được gọi chung là “Discman” hoặc “CD Walkman”. Sau đó, dòng máy chơi nhạc di động dùng MiniDisc (loại đĩa có kích thước bằng 2/3 CD, dung lượng xấp xỉ) ra đời với ưu thế kích thước gọn hơn nữa và sản phẩm này của Sony có tên gọi MD Walkman.
Thời vàng son của Apple
Nhưng việc lưu trữ nhạc số trên CD dần không hiệu quả vì cồng kềnh, nhạc nén kỹ thuật số phát triển mạnh bởi có thể lưu trữ dễ dàng trên bộ nhớ. Năm 1998, Hãng Diamond Multimedia (Mỹ) tung ra máy nghe nhạc MP3 bỏ túi mang tên Rio PMP300. Cải tiến nhiều nhưng dung lượng bộ nhớ chỉ 32 MB, sau đó được nâng lên 64 MB, rất hạn chế về số lượng bài hát được lưu trữ nên không phổ biến rộng rãi.

tin liên quan

Đi “chợ trời” đêm vỉa hè
Mới hơn 19 giờ tối nhưng trên vỉa hè một số ngã tư ở Hà Nội như Đê La Thành - Láng Hạ, Đoàn Trần Nghiệp - Mai Hắc Đế... các “chợ trời” đêm đã nhộn nhịp người mua kẻ bán.
Chỉ đến khi Apple tung ra dòng sản phẩm iPod với bộ nhớ lên đến 5 GB cho phép lưu cả ngàn bản nhạc thì mới thực sự tạo ra cuộc cách mạng mới. Từ nền tảng này, Apple liên tục được cải tiến và nâng cấp bộ nhớ lên hàng chục GB cho iPod. Kèm theo đó, iPod còn được phát triển thêm nhiều phiên bản khác như iPod Touch có màn hình cảm ứng lớn trở thành một thiết bị giải trí đa phương tiện, iPod Suffle kích thước nhỏ gọn, iPod Nano siêu nhỏ gọn loại bỏ cả màn hình. Microsoft cạnh tranh với Apple bằng sản phẩm Zune giải trí đa phương tiện nhưng không mấy ấn tượng.
Rồi một lần thoái trào nữa lại đến. Tuy nhiên, nếu như Walkman và Discman làm mưa làm gió trên thị trường suốt 2 thập niên, thì thời vàng son của iPod chỉ kéo dài chưa đến 10 năm. Điện thoại di động thông minh (smartphone) ngày càng cải tiến về tính năng nghe nhạc rồi giải trí đa phương tiện, chính chiếc iPhone cũng góp phần khiến cho iPod thoái trào. Kết quả, iPod đi vào hồi kết.
Tuy nhiên, Apple vẫn bán được khoảng 400 triệu chiếc iPod, tương đương số lượng Walkman cassette được tiêu thụ.
Đến nay, các dòng máy nghe nhạc di động kỹ thuật số vẫn đang tồn tại nhưng phần lớn tập trung vào phân khúc hi-end cao cấp. Nổi bật là các sản phẩm đến từ Sony và Astell&Kern được làm bằng chất liệu cao cấp, hỗ trợ chơi nhạc định dạng chất lượng cao, tích hợp cả bộ khuếch đại âm thanh... Như để ghi nhớ một thời vàng son, Sony vẫn duy trì tên gọi Walkman cho dòng máy nghe nhạc di động của mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.