Bà dược sĩ chủ quán bún đậu mắm tôm chiều khách và shipper nhất Sài Gòn

07/03/2021 10:42 GMT+7

Nghỉ làm dược sĩ, chị Tính được gia đình nhà chồng gốc Hà Nội truyền lại công thức mở quán bún đậu mắm tôm ở Sài Gòn.

Món ăn không mới lạ, nhưng quán của chị luôn tấp nập vì mọi người thích cách ông bà chủ chiều khách hàng và shipper.
Với bí kíp làm món bún đậu mắm tôm được nhà chồng truyền lại, chị Nguyễn Thị Tính (40 tuổi, quê Nghệ An) tự tin mở quán tại Sài Gòn. Sau 3 tháng đầu làm quen khách, giờ đây quán của chị lúc nào cũng tấp nập thực khách đến ăn và shipper đến mua đồ mang đi giao.

Bán bún đậu mắm tôm từ 7 giờ sáng

Tôi biết đến quán bún đậu mắm tôm mở cửa bán giờ “lạ lùng” này từ một người bạn yêu công nghệ. Hôm đó đang ngồi ăn sáng với nhau, anh hướng dẫn tôi đặt món ăn trên app, tôi bâng quơ tìm “bún đậu mắm tôm" trên app Gojek, và “kinh ngạc" khi thấy quán Bún Đậu Mắm Tôm Ba Miền để trạng thái “mở cửa" trên GoFood.

Chồng chị Tính là người gốc Hà Nội, gia đình có 2 quán bún đậu tấp nập khách ở Hà Nội nên tự tin khi được truyền nghề để mở quán ở Sài Gòn

Ảnh: Vũ Phượng

Bí quyết làm nên món bún đậu mắm tôm giữ trọn hương vị của anh chị là chuẩn bị nguyên liệu đầu vào gắt gao, mắm tôm chuyển từ Bắc vào

Ảnh: Vũ Phượng

Tò mò, mấy hôm sau tôi tìm đến quán này từ sáng sớm. Quán bán cả bún đậu mắm tôm và bún chả Hà Nội, nhưng thật bất ngờ là đa số khách tới toàn gọi bún đậu mắm tôm – một món ăn được coi là hơi “có mùi” so với bữa sáng. Chính chị Tính chủ quán cũng không hiểu lý do luôn. Chị cho biết “Không chỉ ăn tại chỗ đâu, có những hôm tài xế Gojek cũng đến xếp hàng dài để mua bún đậu mắm tôm mang đi cho khách. Riết thì tôi cũng quen, cứ chuẩn bị đủ đồ thôi chứ cũng không thắc mắc tại sao nữa.”
Giải thích về tên quán Bún Đậu Mắm Tôm Ba Miền, chị Tính , chồng chị người gốc Hà Nội, chị thì quê Nghệ An, các con lại được sinh ra ở Sài Gòn nên chị lấy tên này, chứ món ăn vẫn đặc sệt hương vị Hà Nội. Tại thời điểm chị mở quán 4 năm trước, Sài Gòn đã có nhiều quán bán mấy món này rồi, nhưng vì có bí kíp được truyền lại từ mẹ chồng, chị tự tin mình sẽ thành công.
Để giữ được hương vị món ăn, chị phải lấy mắm tôm từ tận gốc Hà Nội, bán ngày nào nấu mắm cho chín ngày đó. Đậu cũng được đặt riêng tại cơ sở theo yêu cầu để khi chiên lên vỏ đậu giòn, còn trong ruột vẫn giữ độ xốp, mềm như sữa. Thịt đùi để làm chả cũng phải tươi, ngày nào các mối giao hàng tới không đạt yêu cầu thì chị quyết trả lại. Nem rán, lòng chiên, chả cốm, chả cua cũng được vợ chồng chị tỉ mỉ làm theo bí quyết gia truyền. Đặc biệt để đảm bảo chất lượng và yên tâm phục vụ khách hàng, những người hỗ trợ công việc cho chị trong quán đều là người trong gia đình.

Quán ăn sống khỏe giữa dịch Covid-19

Cửa hàng chị Tính bán từ 7 giờ sáng đến 22 giờ. Quán ở gần khu trường học, nên ban đầu khách hàng của quán chủ yếu là học sinh cấp 2 – 3. Thấy các em ngang ngang tuổi con mình nên chị Tính thường cho suất đầy đặn để ăn cho no. Khách tới quán ăn xin thêm chút này, chút kia hay dặn nhiều cái này, ít cái kia anh chị cũng đều hồ hởi phục vụ. Quán ăn có khoảng 30 chỗ ngồi, có những hôm khách đến không có chỗ phải đợi, nhưng không ai kêu ca phàn nàn gì.
Bà chủ quán bún đậu nhớ lại, đợt Covid-19 năm ngoái, thành phố cấm các quán ăn phục vụ khách tại chỗ, chị tưởng đâu quán sẽ phải đóng cửa luôn chứ trông chờ gì vào khách mua mang đi. Nhưng không ngờ, mỗi ngày shipper đều tới mua hàng rất đông, doanh thu thậm chí còn tăng/ không giảm?
“Chỉ tính riêng trên Gojek, mỗi ngày tôi bán được 90 – 100 suất trong mùa dịch. Tôi thường làm khuyến mãi 10% với Gojek nên khách đặt qua app này là nhiều nhất, chiếm tới 80% số đơn trong ngày”, chị nói.

7 giờ sáng đã có người đặt bún đậu mắm tôm

Ảnh: Vũ Phượng

Chính vì vậy mà shipper tới quán cũng quen mặt ông bà chủ. Shipper luôn được mời tự phục vụ trà đá thoải mái, nếu còn đủ chỗ thì cũng được mời ngồi ghế trong lúc chờ. Một shipper tâm sự: “Thời buổi này đi đâu được quán quan tâm như vậy chúng tôi vui lắm, quán đông chờ lâu một tí cũng không sao, xem như ngồi nghỉ mệt”.
Chị Tính cho biết, giờ Gojek cũng đã có app riêng để nhà hàng tự quản lý đơn hàng rồi, chủ động trong việc chuẩn bị đồ ăn hơn, shipper không cần đợi lâu nữa. Khi khách hàng ấn nút “Đặt hàng" trên GoFood là ở phía chị, app GoBiz cũng “nổ đơn", và hiển thị thông tin tài xế đang đến nhận đơn luôn. Nhờ vậy, quán chị có thể sắp xếp, cân đối tốt hơn giữa phục vụ khách đang ngồi trong quán và chuẩn bị đơn cho khách đặt hàng qua shipper.

Shipper tới quán "quen mặt" tự phục vụ trà đá cho mình để giải khát trong lúc chờ món

Ảnh: Vũ Phượng

“Điểm mấu chốt của món bún đậu mắm tôm ngon, ngoài nguyên liệu phải chuẩn, thì đậu phải nóng, giòn,” chị Tính nói. “Vì vậy nên tôi luôn phải dặn dò kỹ shipper, đồ chuẩn bị xong là phải nhận luôn, mang đi luôn, giao khách luôn.”

Shipper bảo quản đồ ăn trong túi Food để giữ nhiệt khi giao cho khách

Ảnh: Vũ Phượng

Theo anh Phạm Lê Tuấn Kiệt - Giám đốc Phát triển Kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam, tốc độ giao hàng là một trong những tiêu chí quan trọng mà người dùng quan tâm khi xem xét lựa chọn dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Gojek đã phát triển app GoBiz để nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, xác nhận đơn hàng giữa tài xế và nhà hàng bằng mã PIN, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
“Mối quan hệ giữa nhà hàng và khách hàng giờ đã có thêm một nhân tố mới - đó chính là các shipper,” anh Kiệt cho biết thêm. “Vì vậy, để đông khách, ngoài chất lượng đồ ăn, nhà hàng không chỉ cần biết cách chiều khách, mà có lẽ cần phải biết cách “chiều” shipper nữa. “Chiều" ở đây còn có nghĩa là sắp xếp quy trình chuẩn bị đơn hàng một cách hợp lý, tránh tình trạng nhầm đơn hay để shipper chờ lâu", anh Kiệt nhận xét.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.