Tại phiên tòa, luật sư (LS) phía nguyên đơn đã hỏi các DN "trong quá trình sản xuất, chế biến hải sản có bị cơ quan chức năng xử phạt do vi phạm về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường hay không?". Hầu hết bị đơn đều trả lời có. Ngược lại, LS phía bị đơn đề nghị bên nguyên đơn cung cấp hóa đơn GTGT, chứng từ mua con giống, thức ăn cho cá…
Lúc này, phía các hộ nuôi cá đều chỉ trình ra giấy mua bán, hóa đơn bán lẻ thức ăn. Đại diện phía bị đơn cũng đề nghị HĐXX giám định lại quy trình, cách tính toán thiệt hại mà Viện MT-TN (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) đã đưa ra (kết quả cho rằng các DN gây thiệt hại hơn mức độ 76%, tương đương gần 20 tỉ đồng).
tin liên quan
Người dân mang xác cá chết đổ ra quốc lộ, đường đi Vũng Tàu tắc nghẽnNgười dân nuôi cá lồng bè đã lôi từng xác con cá bớp chết nặng hơn 5kg ra quốc lộ 51 khiến lực lượng chức năng phải vất vả phân luồng xe.
Tham dự phiên tòa, đại diện Viện MT-TN cho biết phương pháp mà viện dùng để tính toán mức độ ô nhiễm là phương pháp thông dụng hiện nay. Chỉ có cấp bộ mới giám định lại kết quả tính toán.
“Nếu để cấp bộ giám định lại thì các DN còn bị lỗi nhiều hơn”, đại diện Viện MT-TN trả lời câu hỏi của các LS phía bị đơn. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào hôm nay (16.12). Trước đó, Thanh Niên đã thông tin, trong năm 2015, các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và bị thiệt hại hàng chục tỉ đồng do nguồn nước sông bị ô nhiễm.
Kết quả điều tra bằng phương pháp chạy mô hình toán của Viện MT-TN cho thấy nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết là do nước thải của các cơ sở chế biến hải sản xả ra sông Chà Và nên khởi kiện 12 DN ra tòa đòi bồi thường thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.
Bình luận (0)