Nhiều CSGT chia sẻ thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn đòi hỏi bản thân phải thật kiên nhẫn, mềm mỏng nhưng quyết liệt và luôn luôn có lực lượng Cảnh sát cơ động đi cùng để hỗ trợ trong những trường hợp nguy hiểm.
VIDEO: Nhiều người gây khó dễ cho CSGT trong việc xử phạt nồng độ cồn
|
tin liên quan
CSGT TP.HCM 'thổi' nồng độ cồn kiểu mới, theo kinh nghiệm quốc tếTừ nay, CSGT TP.HCM chỉ cần cầm một máy đo nồng độ cồn ở chế độ thụ động rồi đến nói chuyện với người chạy xe là biết được người này có vi phạm nồng độ cồn hay không.
22 giờ, tổ công tác gồm CSGT của Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) và Cảnh sát cơ động thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực Ngã tư Phú Nhuận (Q. Phú Nhuận, TP.HCM).
Một chiến sĩ của tổ công tác cho biết vì đứng ngay khu vực có đèn tín hiệu giao thông nên khi đèn đỏ, CSGT chỉ cần nhìn vào ánh mắt của người chạy xe là biết người này đã uống rượu, bia hay chưa.
“Thường ai uống bia mắt cũng lờ đờ, lái xe loạng choạng, phản ứng chậm. Nhiều người mà uống tê tê rồi thì cởi một nút áo để phanh ngực cho mát, quên mở đèn xe hoặc quên đội mũ bảo hiểm. Cũng có người uống vô phóng xe ào ào, lạng lách”, CSGT cho biết.tin liên quan
Dân nhậu Sài Gòn chạm mặt CSGT - Kỳ 1: ‘Nhây’ tới bến, tiểu tiện tại chỗ'Tôi sản xuất ra máy này tôi biết, đo sai hết', 'ông tin ngày mai tôi cách chức ông không?' hay 'hết hơi rồi thổi không nổi'… là những câu nói quen thuộc của dân nhậu Sài Gòn khi bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn.
Quay phim, ghi hình
Các tổ công tác thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn đều được cấp 1 máy quay để ghi hình quá trình làm việc cùng người vi phạm. Tuy nhiên, do số trường hợp có biểu hiện sử dụng rượu, bia là quá nhiều nên CSGT phải dùng điện thoại di động để quay hình từ đầu đến cuối quá trình xử phạt.
Theo một lãnh đạo Đội CSGT Bàn Cờ, đa số người được yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đều đã sử dụng rượu, bia. Do đó, việc ghi hình sẽ đảm bảo được tính khách quan.
Như trường hợp của anh T. khi bị CSGT yêu cầu dừng xe ở đoạn Lý Chính Thắng giao nhau với Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã tấp xe vào lề. Khi CSGT mang máy đo cồn tới nói anh T. thổi vào để xem chỉ số thì anh T. trì hoãn không chịu thổi mà lấy điện thoại liên tục “cầu cứu” người thân.
|
Lát sau, anh T. quay sang hỏi CSGT, anh thuộc đội nào rồi nhờ CSGT nói chuyện điện thoại với người thân của mình nhưng CSGT không đồng ý. Anh T. hậm hực bỏ điện thoại xuống rồi thách thức CSGT: “Ông có ngon thì đo đi”.
Vậy nhưng khi CSGT đưa máy đo nồng độ cồn lên yêu cầu anh T. thổi thì anh liên tục ngậm ống chứ không thổi. Đến lần thứ 5, CSGT tháo ống nhựa này ra, lắp ống mới vào rồi nói: “Anh nhìn tôi thổi mẫu”, sau đó tiếp tục nhắc anh T. thổi nhưng anh T một mực chỉ ngậm ống.
CSGT kiên quyết: “Nếu anh không chấp hành, chúng tôi sẽ lập biên bản anh lỗi không chấp anh đo nồng độ cồn, lỗi này mức phạt bằng mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất”. Nghe vậy, anh T. mới chấp hành thổi, nồng độ cồn trong hơi thở của anh T. vượt quá 0,4 mg/lit khí thở.
tin liên quan
[VIDEO] Nhậu tất niên bị thổi nồng độ cồn ở Sài Gòn, nhiều ông 'cù nhây' CSGTCuối năm tiệc tùng liên miên, tất niên khiến nhiều người 'xỉn quắc cần câu', rất nguy hiểm khi chạy xe.“Hết hơi không thổi nổi”, “tui sản xuất ra máy này tui biết, đo sai rồi”, “không ký biên bản”,… là những câu đối đáp với CSGT khi bị kiểm tra thổi nồng đồ cồn.
|
Anh T. hỏi CSGT mức này bị phạt bao nhiêu, sau khi nghe CSGT giải thích, anh T. “trở mặt”: “Máy này đo sai, tôi không ký” rồi định lấy xe bỏ đi nhưng do Cảnh sát cơ động không cho lấy xe đi, anh quay lại lớn tiếng: “Mai tao lên gặp sếp mày!”.
Dù CSGT giải thích: “Anh không ký nhưng nãy giờ camera ghi hình hết từ đầu đến cuối nên chúng tôi vẫn lập biên bản”, tuy nhiên anh T. vẫn quay đi. Hùng hổ là vậy mà sáng hôm sau anh T. tìm đến Đội CSGT Bàn Cờ để hỏi chiếc xe của mình ở đâu và xin lỗi tổ công tác vì đã có những lời lẽ không phải trong lúc quá xỉn.
Mất cả tiếng để xử lý 1 trường hợp
Với những người không chấp hành, CSGT phải mất cả tiếng để thuyết phục họ thổi nồng độ cồn và ký biên bản. Như trường hợp vi phạm của anh N.H.S (36 tuổi) lúc gần 1 giờ sáng.
Tổ công tác của Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn phát hiện anh S. phóng như bay ở làn xe dành cho ô tô nên đã đuổi theo để dừng xe. Anh S. vừa xuống xe thì giải thích: “Tôi đi làn xe ô tô để về nhà nhanh”, dù lúc này làn đường dành cho xe máy cũng trống trơn.
|
tin liên quan
CSGT TP.HCM có quyền kiểm tra giấy tờ người đi đường sau 21 giờTrong đợt cao điểm phòng chống tụ tập, gây rối trật tự công cộng dịp hè 2017, từ sau 21 giờ hàng đêm, CSGT công an TP.HCM có quyền yêu cầu tất cả người tham gia giao thông dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
Vì vậy nên trong một ca trực 4 tiếng của một Đội CSGT, thường chỉ xử phạt được khoảng 5 -10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong số rất nhiều người vừa rời bàn nhậu.
Bình luận (0)