Gia đình ông Tòng “nổi tiếng” ở vùng quê xã Bình Mỹ vì sở hữu nhiền ngón tay, chân hơn người bình thường. Thời gian gần đây, nhiều người hiếu kỳ tìm đến ông để quay phim, chụp ảnh.
|
Tình trạng dị tật thừa ngón tay, ngón chân không phải quá hiếm. Nhưng thừa ngón theo di truyền đến tận 3 thế hệ và các ngón thừa không dị dạng, cử động linh hoạt ở tất cả bàn tay, bàn chân của các thành viên trong gia đình ông Tòng lại khá hiếm.
“Lúc mới sinh con gái, tay và chân nó đều có 6 ngón y hệt tôi. Nhưng vì phần thừa của bàn tay bên phải khá nhỏ nên tôi đưa con đến bệnh viện để cắt bỏ”, ông Tòng nói.
|
Để chứng thực việc có nhiều thế hệ trong gia đình có nhiều ngón, ông Tòng gọi con gái ra ngồi phía trước nhà, rồi hai cha con cùng xòe bàn tay, rồi tới bàn chân cho PV xem.
Theo quan sát, bàn tay, bàn chân ông Tòng đều có 6 ngón đều đặn. Cấu trúc xương không bị dị dạng, thoạt nhìn rất khó nhận ra điểm khác biệt trên tay, chân của ông.
Cha con ông Tòng đều chủ động điều khiển cầm, nắm, co lại... tất cả các hoạt động của 6 ngón tay, ngón chân của bản thân như bình thường.
Mỗi bàn tay, bàn chân của ông dù thừa ra một ngón nhưng khá đều nhau, cũng có xương, cơ, vân tay, móng đầy đủ và cử động bình thường như các ngón khác.
|
Cũng theo ông Tòng, tuy nhiều ngón tay, chân nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ông nói vui: “Nhiều ngón thì cầm tay lái chắc chắn, đi đứng thì cũng vững hơn so với 5 ngón rồi”.
Việc sở hữu bàn tay, bàn chân “độc nhất vô nhị” cũng mang đến một số khó khăn vì phải chọn lựa những cỡ giày, dép to hơn bình thường.
Vì gia cảnh nghèo khó, không có “cục đất chọi chim” nên ông Tòng nghỉ học từ sớm và đi làm thuê, làm mướn. Đến khi lập gia đình, cái nghèo vẫn mãi đeo bám.
Cũng vì nghèo, vợ ông dứt áo ra đi, để đứa con gái nhỏ lại cho ông nuôi dưỡng. Để có tiền cho con ăn học, ông dùng số tiền dành dụm, mua một chiếc xe máy cà tàng để chạy ôm đến nay.
|
Tiền kiếm được từ những cuốc xe ôm cũng chỉ từ 70.000 - 80.000 đồng/ngày. Vì thế, ông chỉ có thể “chạy ăn từng bữa” và còn một ít để dành lo cho việc học của con gái.
Ngồi nắn nót từng chữ, em Tuyền cho biết: “Lúc nhỏ học mẫu giáo thì em cũng nhận ra khiếm khuyết cơ thể nên cũng nài nỉ ba cắt bỏ cho giống với mấy bạn. Nhưng ba nói không có tiền nên không cắt. Dần dà, em thấy việc dư ngón cũng không ảnh hưởng gì, giống ba thì tự hào nên em cũng từ bỏ ý định đó rồi”.
|
|
|
Bình luận (0)