Gấu bắc cực có thể tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 21

21/11/2015 16:00 GMT+7

Biến đổi khí hậu và băng tan nhanh có thể khiến 30% gấu bắc cực biến mất trong 40 năm nữa. Đến cuối thế kỷ 21, có thể sẽ không còn con nào bước đi trên vùng Bắc Băng Dương.

Biến đổi khí hậu và băng tan nhanh có thể khiến 30% gấu bắc cực biến mất trong 40 năm nữa. Đến cuối thế kỷ 21, có thể sẽ không còn con nào bước đi trên vùng Bắc Băng Dương.

Gấu bắc cực sẽ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 21 - Ảnh: Reuters

Nguyên nhân khiến gấu trắng tuyệt chủng là vì môi trường thay đổi khiến băng tan rất nhanh, phá hủy điều kiện sống, làm chúng chết đói vì không thể săn được hải cẩu hay tìm được thức ăn, các nhà khoa học cảnh báo.

Nếu gấu bắc cực sống trong điều kiện không có băng thì chúng chỉ có thể cầm cự được 5 tháng, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết. Tổ chức này khẳng định mội trường sống của gấu bắc cực ở đến cuối thể kỷ 21 sẽ biến đổi đến mức chúng không thể tồn tại, theo Mirror.
Các nhà khoa học ước tính hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm giảm 30% số lượng gấu bắc cực trong 35 đến 40 năm tới. “Những bằng chứng khoa học mới nhất và thuyết phục nhất cho thấy biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của gấu bắc cực trong tương lai”, giám đốc IUCN ông Inger Andersen cho biết.
Gấu bắc cực có tập quán săn mồi, sinh sản và nuôi con trên mặt băng hoặc đất liền. Do đó, chúng sẽ thường xuyên di chuyển hàng trăm km giữa các khối băng khổng lồ. Băng tan khiến chúng phải di chuyển xa hơn mới tìm được thức ăn, gấu con cũng sẽ vất vả hơn để sinh tồn.
Một nghiên cứu mới đây ở Canada cũng cho thấy trọng lượng của gấu bắc cực đang giảm và số lượng gấu con chào đời ngày càng hiếm do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.