Dù nằm ngay trung tâm thành phố nhưng Mả Lạng nổi tiếng một thời bởi tệ nạn hút chích và mua bán công khai ma túy. Ngay người dân trong hẻm còn sợ. Sau nhiều đợt trấn áp của cơ quan chức năng, Mả Lạng giờ yên bình và người dân trong hẻm cũng yên tâm hơn.
Ở Sài Gòn có những con hẻm mà trong đó thật yên bình và tĩnh lặng, một tiếng xe máy chạy ngang cũng gây sự chú ý với những người ở trong nhà, ngược lại cũng có những con hẻm cuộc sống bên trong còn náo nhiệt hơn cả ngoài đường chính, lúc nào cũng thấy có người dân ngồi lê la cà phê tám chuyện trên trời dưới đất.
Quận 4, nơi được xem là mảnh đất sản sinh ra nhiều tay
giang hồ cộm cán. Vùng đất giáp sông, giáp cảng nổi tiếng này một thời đình đám bởi những 'ông trùm' giang hồ mà Năm Cam là cái tên bá chủ nhất.
Cà phê trong hẻm Sài Gòn cũng có nhiều nét đặc trưng riêng biệt, nhiều khi kêu ly cà phê cóc trong hẻm ngồi nhấm nháp mà nghe mùi thơm thơm, vị beo béo nhìn xung quanh cũng vui.
Kể cũng lạ, người Sài Gòn ở nhà suốt vậy thì họ đi làm vào lúc nào? Tôi đã đi vài vòng trong khu Mả Lạng, một trong những con hẻm đông đúc ở ngay trung tâm để tìm câu trả lời. Ông Nguyễn Văn Yên (57 tuổi, người dân trong hẻm) đang ngồi uống cà phê nghe tôi hỏi liền xòe đôi bàn tay còn dính bụi xi măng rồi nói: “Tôi đang làm nhưng ngồi uống ly cà phê cho tỉnh thôi”. Một người ngồi bên cạnh cũng cười khà khà trả lời: “Tôi làm tự do, ai kêu gì thì làm đó, ngày nào không có ai kêu thì ngồi chơi vầy thôi nhưng đủ sống, dân lao động mà, bao nhiêu chẳng sống đủ”.
Mả Lạng - “vùng đất dữ” một thời
Cùng với Cầu Muối, Tôn Đản, nhắc đến những “điểm nóng” tệ nạn của Sài Gòn ngày trước không thể không nói đến khu Mả Lạng. Dù nằm ngay trung tâm nhưng Mả Lạng một thời gây nhức nhối bởi tệ nạn hút chích và mua bán công khai ma túy. Sau nhiều đợt trán áp của cơ quan chức năng, giờ đây Mả Lạng đã yên bình hơn và người dân trong hẻm cũng yên tâm hơn về sự 'lành' hóa này.
Ngay trung tâm quận 1 có một con hẻm chỉ bán các đồ 'ăn chơi' mà khiến nhiều người Sài Gòn mê mẩn vì... no thiệt! Buổi chiều, nhiều người còn phải xếp hàng vì quá đông.
Khu Mả Lạng được bao bọc bởi 4 tuyến đường: Nguyễn Cư Trinh - Nguyễn Trãi - Trần Đình Xu - Cống Quỳnh (quận 1, TP.HCM). Các nhánh hẻm ở khu Mả Lạng ngoằn ngoèo, chằng chịt đan vào nhau như những nhánh sông rồi cùng đổ ra đường lớn.
Con hẻm 245 Nguyễn Trãi vào khu Mả Lạng khá rộng nên chiều đến người dân dọn hàng quán bán hai bên đường Ảnh: Vũ Phượng
Khu này ban đầu là một nghĩa địa rộng lớn của công giáo, nhiều ngôi mộ không người chăm nom nên người dân gọi là Mả Loạn, sau đó đọc chệch thành Mả Lạng rồi chết tên đến ngày nay.
Ông Mai Văn Dương (58 tuổi, người dân quen gọi là ông Tí Trầu) sinh ra và lớn lên ở khu Mả Lạng cho biết từ trước 1975, khu vực chỉ có vài hộ cất nhà gỗ ở trên mả nhưng nhà nào cũng rộng thênh thang.
Tuổi thơ của ông Dương là những ngày lớn lên trong khu nghĩa địa không điện không nước sinh hoạt, nhiều đêm nóng quá ông mang tấm ván ra bắc ngang hai ngôi mả để nằm hóng gió mà chẳng sợ sệt gì. Ngày đó hẻm thông ra hai đường chính là đường Phát Diệm (nay là đường Trần Đình Xu) và đường Võ Tánh (nay là đường Nguyễn Trãi).
Sài Gòn luôn có những giai thoại về các 'vùng đất dữ' ám ảnh nhiều người: từ Cầu Muối, đến Mả Lạng, Tôn Đản... 41 năm sau thống nhất những cái tên ấy vẫn còn trong tiềm thức của hàng triệu người Sài Gòn. Nhưng giờ nó đã khác!
Các hàng quán trong hẻm thường đông đúc vào buổi chiều Ảnh: Vũ Phượng
Sau ngày thống nhất cả khu vực bị cháy rụi do đạn pháo nên người thì đi kinh tế mới, người thì được nhà nước cấp nhà tại khu Chợ Lớn.
Ông Dương kể: “Thời đầu gia đình tôi đi kinh tế mới là ở U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang ngày nay nhưng không biết chèo ghe, chèo xuồng nên không được bao lâu thì về lại đây. Năm 1978 nhà tôi tiếp tục đi kinh tế mới tại Cây Trường 2, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) mà cũng sống không được nên lại trở về đây vào cuối năm 1979 và ở nhờ nhà người quen tại Chợ Lớn”.
Sài Gòn có những hẻm nhỏ, hẻm 334 đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) được người dân ví như một 'trận đồ bát quái' vì trong hẻm có nhiều đường nhánh to nhỏ, chồng chéo, chằng chịt lên nhau. Nếu không phải là người dân trong hẻm thì thật khó tìm được lối ra trong mê hồn trận.
Đến khoảng năm 1980, nhà nước cấp cho gia đình ông một căn nhà khoảng 15 mét vuông dựng bằng cây gỗ, bốn bên che chắn bằng tre để ở và thu tiền theo tháng. Không lâu sau, những người vô gia cư cũng được chính quyền chuyển về khu này và cho thuê nhà giá hỗ trợ để ổn định cuộc sống.
Cưới xong, chồng dẫn về đây nhìn khu này thôi là tôi không dám ngủ, một khu rộng lớn mà toàn là mồ mả, lối đi thì lầy lội, chuột cống chạy theo đoàn nghe tiếng rầm rầm phát hoảng. Được vài ngày thì tôi về lại quê ở Bến Tre, sau đó thì mới lên đây lại...
Bà Nguyễn Thị Dạ
Do vậy, dù ở ngay khu vực trung tâm nhưng người dân trong hẻm đa số làm lao động tay chân như: thợ hồ, bán vé số, bán đồ ăn thức uống, công nhân. Sau này, nhiều người sửa sang nhà cửa rồi sang nhượng lại, khu vực có thêm nhiều người làm cán bộ công nhân viên nhà nước.
Ông Dương nhớ lại: “Hồi đầu khu này thông ra 8 hẻm ở các đường Cống Quỳnh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, mấy người giật đồ hay chạy vô đây để tìm đường tẩu thoát. Công an khu vực thấy vậy bít một số con hẻm lại, từ ngày đó tình hình cũng ổn định hơn.
Khoảng năm 2000, nạn mua bán, tiêm chích ma túy tràn ngập khu này, tôi cũng sợ cho mấy đứa con tôi lắm. Người trong hẻm thì bán công khai, mấy người ốm nhom ốm nhách ở đâu tìm tới mua nhiều lắm, bao nhiêu lần công an mặc thường phục bắt họ đi cải tạo nên giờ khu vực đã bình yên”.
Bà Nguyễn Thị Dạ (68 tuổi, quê Bến Tre), 40 năm sinh sống tại Mả Lạng cũng không thể quên được những ám ảnh ngày đầu khi bà mới về đây làm dâu.
Nhớ lại những ngày tháng ấy, bà Dạ kể: “Cưới xong, chồng dẫn về đây nhìn khu này thôi là tôi không dám ngủ, một khu rộng lớn mà toàn là mồ mả, lối đi thì lầy lội, chuột cống chạy theo đoàn nghe tiếng rầm rầm phát hoảng. Được vài ngày thì tôi về lại quê ở Bến Tre, sau đó thì mới lên đây lại”.
Chính quyền địa phương đã phát 500 logo để người dân cư trú ở phố đi bộ Bùi Viện dán lên phương tiện của mình nhằm nhận diện để tiện di chuyển khi con phố chính thức ra mắt.
Ám ảnh nỗi sợ cháy nhà
Khu Mả Lạng có một nhánh chính là hẻm 245 Nguyễn Trãi đi vào, khu vực này đường rộng, thoáng mát, tầm 3 giờ chiều là người dân bày xe hủ tiếu, gỏi cuốn, cà phê ra hai bên đường. Lạ thay, hàng nào cũng đông khách và tiếng nói cười rôm rả.
Lối thoát hiểm nhưng nguời dân không có chìa khóa của cánh cổng này... Ảnh: Vũ Phượng
Đi hết nhánh chính là đến nơi nhà cửa san sát, bé xíu, lối đi vừa vặn cho hai xe máy, trên đầu chằng chịt dây điện và hầu như nhà nào cũng làm mái che phía trước khiến ánh mặt trời thật sự là một thứ xa xỉ với những đường nhánh nhỏ như thế này.
Ông Mai Văn Dương chia sẻ: “Tôi chứng kiến nhiều vụ cháy trong khu này rồi, vụ nào cũng khiến người dân chạy tán loạn. Cách đây chừng một tháng cũng cháy ba căn, hẻm thì nhỏ, nhà lại san sát nhau nên ai ôm được gì thì ôm rồi chạy thôi, may mà dập được”.
Vì nhà quá chật nên ngày cũng như đêm, người dân để luôn xe máy ở ngoài Ảnh: Vũ Phượng
Bà Bạch Thị Hương (80 tuổi, hay còn gọi bà Bảy La) cũng bộc bạch rằng ở đây một thời không bình yên, còn bây giờ cả khu hầu như ai cũng quen mặt nhau, người lạ vô là biết ngay. Mỗi lần xảy ra cháy là thanh niên xúm nhau lại dập lửa nên cũng không bị lan rộng.
“Gọi là đất dữ chứ chắc một thời thôi, giờ ở đây hiền lắm. Tối đến nhiều nhà quá chật nên phải để xe ở ngoài mà có sao đâu. Giờ sắp giải tỏa nghe cũng buồn nhưng vì thành phố phát triển, miễn sao mình có nơi an cư là được rồi”, bà Hương trải lòng.
Bình luận (0)