Hôn nhân và pháp luật: Thẩm quyền xác định cha cho con

24/07/2015 07:02 GMT+7

Tôi có đứa con trai 4 tuổi là con chung giữa tôi và người yêu cũ, nhưng trong giấy khai sinh được ghi là con chung giữa tôi với người chồng hiện nay. Nay tôi muốn nói rõ sự thật và xin xác định lại cha cho con. Chồng tôi sẵn sàng từ chối nhận con và người yêu cũ của tôi cũng đồng ý nhận con. Tôi có đến gặp cán bộ tư pháp của phường để làm thủ tục thì họ nói tôi phải đến tòa án. Khi tôi mang hồ sơ đến tòa thì tòa bảo về phường giải quyết (vì không có tranh chấp!). Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này thế nào? (nhuthuy…@...)

Tôi có đứa con trai 4 tuổi là con chung giữa tôi và người yêu cũ, nhưng trong giấy khai sinh được ghi là con chung giữa tôi với người chồng hiện nay. Nay tôi muốn nói rõ sự thật và xin xác định lại cha cho con. Chồng tôi sẵn sàng từ chối nhận con và người yêu cũ của tôi cũng đồng ý nhận con. Tôi có đến gặp cán bộ tư pháp của phường để làm thủ tục thì họ nói tôi phải đến tòa án. Khi tôi mang hồ sơ đến tòa thì tòa bảo về phường giải quyết (vì không có tranh chấp!). Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này thế nào? (nhuthuy…@...)

Trước đây, do pháp luật chưa quy định “rạch ròi” về thẩm quyền giải quyết xác định cha, mẹ cho con, nên dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Quan điểm của cơ quan hộ tịch cứ là “Đăng ký nhận cha, mẹ, con” với điều kiện các bên còn sống, tự nguyện và không có tranh chấp, thì mới thuộc thẩm quyền của ủy ban, còn nếu có yếu tố “tranh chấp” thì thuộc thẩm quyền của tòa; ngay cả khi các bên không có tranh chấp, nhưng vì khai sinh con đã có họ tên cha, mẹ rồi họ cũng xem như là có tranh chấp. Với thủ tục “Xác định lại cha, mẹ cho con” họ yêu cầu phải sang tòa.
Trong khi, tòa án thì căn cứ vào quy định của pháp luật về tố tụng dân sự “Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con” mới thuộc thẩm quyền của tòa. Nếu trong đơn trình bày mà tòa án thấy không có yếu tố tranh chấp, thì tòa án sẽ từ chối nhận đơn và chỉ sang ủy ban.
Nay, điều 101 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp...”.
Trường hợp trên, không có tranh chấp nên thẩm quyền xác định cha cho con sẽ do UBND cấp xã nơi cư trú của người cha (hoặc người con) thực hiện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.