Hộ không đóng tiền dân phòng là đối tượng bị quấy phá?
Ông Nguyễn Hữu Hùng (60 tuổi, số nhà 107, đường số 3, KP.4) là cán bộ quân đội hưu trí, đã sống tại đây gần 5 năm, cho biết gia đình ông từng bị kẻ lạ ban đêm dùng dây kẽm sắt khóa cổng ngoài, bị tạt mắm tôm, mất gà, mất thỏ…
Mới đây, nhà ông bị hai thanh niên tạt sơn vào cổng lúc 3 giờ sáng, camera nhà hàng xóm có ghi hình lại.
tin liên quan
Dân mòn mỏi… ngóng bờ kè để được sửa nhà Hơn 10 năm nay, hàng trăm hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua H.Gò Dầu, Tây Ninh) dài cổ ngóng dự án nghìn tỉ xây dựng bờ kè để được cấp phép sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
“Ở đây có chốt dân phòng tự quản khu dân cư Hồng Long, mọi người phải nộp 70.000 đồng/tháng tiền dân phòng. Nhưng nộp mà mất trộm liên miên, báo thì không ai xử lý nên gia đình tôi 2 năm rồi không nộp, ông Hùng bức xúc”.
Tương tự, ông Thiệu Minh Hải (số nhà 97, đường số 3) ngao ngán: “Từ ngày tôi xây nhà ở đây, không thù oán với ai mà đã ba lần bị tạt sơn. Sống thế này, gia đình vợ con cũng lo sợ, chán nản. Nộp tiền dân phòng, bao nhiêu tôi cũng nộp nếu như khu phố yên bình, an ninh, an toàn”.
Chỉ trong một đêm 16.3, có 3 hộ dân bị tạt sơn vào cổng nhà gồm: ông Nguyễn Đức Tuệ (61 tuổi, số nhà 44, đường số 14), ông Thiệu Minh Hải (44 tuổi, số nhà 97, đường số 3) và hộ ông Nguyễn Hữu Hùng (60 tuổi, số nhà 107, đường số 3) vụ việc được camera nhà ông Hải ghi lại. Điều trùng hợp là những hộ dân bị tạt sơn vào nhà đều không đóng tiền dân phòng hơn 1 năm nay.
Bức xúc trước sự việc này, sáng 17.3, ông Hải đến Công an P.Hiệp Bình Phước báo với trực ban, sau đó một công an tên Tuấn có xuống khu vực ghi nhận và trả lời “để xem xét”.
Còn bà Trần Thị Hoa (60 tuổi) nói: “Tôi không biết thu tiền dân phòng để làm gì mà khu phố vẫn mất trộm, an ninh bất ổn. Báo chính quyền vẫn không thấy can thiệp nên ai cũng hoang mang”.
tin liên quan
Người đàn ông đã ‘chết 3 lần' trong các vụ khủng bố và thảm họaMột người đàn ông Mexico bị báo chí và mạng xã hội đưa tin “thiệt mạng” đến ba lần trong ba sự kiện khác nhau nhưng sự thực người này vẫn còn sống.
Thu tiền dân phòng là sai
Phóng viên đã liên hệ với ông Hoàng Tuấn Hải, Trưởng công an phường, về vụ việc trên. Ông Hải trả lời: “Để kiểm tra thông tin lại rồi báo!”.
Ngày 28.3, ông Nguyễn Quang Chi, Chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Phước, cho biết: “Tiền dân phòng và an ninh quốc phòng khác nhau. Cuối năm 2016, tiền an ninh quốc phòng đã ngưng thu theo quy định. Còn khoản thu 70.000 đồng là để thành lập tổ dân phòng tự quản theo yêu cầu của khu dân cư, trực tại chốt dân phòng trong khu dân cư Hồng Long theo biên bản họp thống nhất năm 2009. Trong khu này có hơn 70 hộ, do lực lượng dân phòng không thể quán xuyến nên người dân đề nghị thành lập chốt trực, gồm 8 người, chia nhau trực 24/24, trả lương khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng/người”.
Ông Chi cũng cho biết sẽ ngưng thu số tiền này, tháng 4.2017 sẽ họp dân và xin ý kiến phòng tư pháp, dân đồng tình sẽ tiếp tục duy trì chốt dân phòng, còn nếu không sẽ giải thể. Về an ninh, phường đã bố trí thêm một cảnh sát khu vực, chỉ đạo điều tra và đến nay chưa thể thông tin được về các vụ việc tạt sơn nhà dân nói trên.
Ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND Q.Thủ Đức, khẳng định: “Tiền an ninh quốc phòng quận đã bãi bỏ thu từ cuối năm 2016. UBND quận đã có văn bản chỉ đạo gửi về các phường. Còn tiền dân phòng cũng vậy, Cục Dân quân tự vệ của Bộ Quốc phòng cũng thông báo ngưng thu, thành phố đã ngưng và quận cũng thông báo ngưng từ cuối năm 2016 nhưng trách nhiệm bảo vệ an ninh vẫn là nhiệm vụ phải làm. Nếu P.Hiệp Bình Phước vẫn còn thu là sai quy định, chúng tôi sẽ chấn chỉnh và giao cho phòng tài chính kiểm tra xử lý”.
tin liên quan
Từ vụ 'nghêu tặc' lộng hành: Để người dân yên tâm sản xuấtĐó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 12.2 đăng bài “Nghêu tặc” lộng hành.
Bình luận (0)