Lạm dụng tình dục trẻ em: Những điều cha mẹ Việt cần thuộc lòng để dạy con

30/03/2016 14:15 GMT+7

Câu chuyện lạm dụng tình dục và xâm hại trẻ em đang là chủ đề chính mà mỗi cha mẹ đang lo lắng. Câu chuyện không chỉ xảy ra tại Mỹ, nơi luật pháp rất nghiêm và vụ việc diễn viên Minh Béo bị bắt là một minh chứng.

Câu chuyện lạm dụng tình dục và xâm hại trẻ em đang là chủ đề chính mà mỗi cha mẹ đang lo lắng. Câu chuyện không chỉ xảy ra tại Mỹ, nơi luật pháp rất nghiêm và vụ việc diễn viên Minh Béo bị bắt là một minh chứng. 

Trẻ bị xâm hại thường co mình lại, bối rối với xung quanh - Ảnh: ShutterstockTrẻ bị xâm hại thường co mình lại, bối rối với xung quanh - Ảnh: Shutterstock
Tại Việt Nam khi xã hội đã phát triển, câu chuyện lạm dụng quấy rối tình dục, đặc biệt là với trẻ em đang âm thầm diễn ra trong cuộc sống. Trong khi chờ đời luật pháp nghiêm minh hơn thì hơn ai hết, những bậc làm cha, làm mẹ nên tự mình phải bảo vệ con. 
Chị Nguyễn Lý Hiền Nga, cán bộ chương trình Quản trị quyền trẻ em, Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children International) khẳng định tuyệt đại đa số người lạm dụng trẻ em là người thân, họ hàng hoặc người quen vì cha mẹ thiếu đề phòng.
Theo nghiên cứu mà chương trình chị Nga thực hiện, chỉ ra rằng có dưới 6% các vụ xâm hại tình dục trẻ em là do người lạ gây nên. Trong đó, hơn một phần ba là do người thân, còn lại là do người quen của gia đình hoặc người được cha mẹ tin tưởng như người trông trẻ, giáo viên, huấn luyện viên, nhân viên ở các câu lạc bộ trẻ em. Đối với đối tượng trẻ dưới 6 tuổi bị lạm dụng, tỷ lệ người thân trong gia đình chính là người xâm hại chiếm đến một nửa các trường hợp..
Dấu hiệu nhận biết con bị xâm hại tình dục
Khi bị xâm hại tình dục, trẻ em đột nhiên co mình lại, lo lắng, sợ hãi và có thái độ tiêu cực đối với một người lớn xung quanh. Đặc biệt, khi nhắc đến chuyện tình dục, giới tính, trẻ thường lẩn tránh và có sự gây hấn không muốn nhắc tới. Đây là một số biểu hiện về tâm lý của trẻ do chị Nguyễn Lam Anh – người công tác gần 10 năm trong lĩnh vực phòng chống Xâm hại tình dục trẻ em nêu ra.
Song song với việc theo dõi những chuyển biến trong tâm lý của trẻ, cha mẹ cũng cần quan sát kỹ con mình với những thay đổi bên ngoài cơ thể như trẻ bị bệnh tình dục, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, có thai…
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh phải theo sát hành vi của trẻ khi thấy chúng có kiến thức về xâm hại tình dục. Ví dụ: trẻ 2 tuổi mà có kiến thức về tình dục thì khi chơi chung với những đứa cùng độ tuổi, trẻ có xu hướng đụng chạm kỳ lạ với bạn. Khi đó có thể kết luận trẻ đã trải qua kinh nghiệm về tình dục và bị xâm hại.
Theo chị Lam Anh, có những trường hợp chị làm việc, trẻ có dấu hiệu tự thực hiện hành vi tính dục với chính bản thân mình như thủ dâm để người khác thấy, đưa vật lạ vào trong cơ thể…
Hầu hết những trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục đều giấu kín và không nói lại với cha mẹ vì khi sợ cảm giác nhớ lại. Khi nói lại với người khác trẻ phải một lần nữa nhớ lại, trải qua lần nữa hồi ức đó rất nặng nề cho nên trẻ không muốn kể.
Bên cạnh đó, trẻ còn sợ bị mất tình yêu thương, sợ bị la mắng, sợ bị nguy hại (hầu hết trường hợp trẻ đều bị kẻ xâm hại đe dọa, dặn không được nói ra nếu không sẽ tổn hại đến trẻ và người thân của trẻ). Song song đó, trẻ bị mắc hội chứng xấu hổ và mặc cảm tội lỗi vì trẻ nghĩ rằng việc trải qua kinh nghiệm tình dục là điều cấm kỵ, chỉ có người lớn mới trải qua, việc này rất đáng xấu hổ và mặc cảm tội lỗi.
Chị Lam Anh nhấn mạnh, nhiều trẻ nghĩ rằng mình là món đồ hỏng, đồ hư, đáng bị vứt đi.
Đặc biệt, trẻ có đấu hiệu bất lực, mắc kẹt khi bị xâm hại bởi chính người thân cận của mình và trường hợp này theo nghiên cứu của tổ chức Stairway của Philippine chiếm tới 80 %. Khi những tên tội phạm tình dục đều là người thân hoặc có mối quan hệ quen biết với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mình không thể thoát ra khỏi tình trạng này khi rơi vào sự sợ hãi vì bị lạm dụng và lời hứa giữ cho an toàn của tên tội phạm.
Từ đó, trẻ bị lệ thuộc vào người xâm hại vì không có khả năng kháng cự, lệ thuộc vật chất, tinh thần. Trong một số trường hợp chị Lam Anh làm việc, một số người lớn nghĩ răng trẻ không nói ra sẽ tốt hơn (ví dụ: người mẹ có con bị cha dượng XH hoặc những nạn nhân bị XH bởi người thân , nếu không nói ra thì cấu trúc gia đình không bị phá vỡ, tai tiếng với cộng đồng, sự xấu hổ, tù tội….) 
Điều quan trọng là gọi tên đúng bộ phận: âm đạo là chim của con, dương vật là cu của con. Để trẻ hiểu những bộ phận này quan trọng. Ví dụ, khi người lớn nói cái tay, chân, mắt, miệng thì không cười nhưng khi nói đến chim, cu lại cười. Điều này làm cho trẻ hiểu sai rằng những bộ phận này hổ thẹn và xấu hỗ, cho nên trẻ sẽ cũng sẽ ngại nói ra khi có ai đụng chạm vào. Và quan trọng là hạ thấp, không tôn trọng những bộ phận đó.
Đồng thời, trẻ sẽ có những phản ứng trái chiều như kể việc mình là nạn nhân sau đó rút lại vì thấy người lớn (người thân hoặc những người có thế lực: công an, giáo viên, nhân viên xã hội …) không tin. Phản đối lại những gì chia sẻ, hoặc khi tên tội phạm nói trẻ nói sai sự thật.Khi nói ra trẻ sợ cấu trúc gia đình bị phá vỡ: ví dụ ba đi tù, em cảm thấy tội nên sẽ rút lại những gì mình nói.
Cách bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục
Suốt 9 năm công tác trong lĩnh vực phòng chống Xâm hại tình dục trẻ em, chị Lam Anh đưa ra bốn nguyên tắc mà các bậc cha mẹ cần nắm và dạy cho con mình:
1. Không ai có quyền đụng chạm vào phần nhạy cảm của cơ thể trẻ hay yêu cầu trẻ làm như vậy, không cho phép chụp hình hoặc quay phim những phần nhạy cảm trên cơ thể. (giải thích rõ phần nhạy cảm: phần kín: ngực , mông, dương vật và âm đạo). Điều quan trọng là gọi tên đúng bộ phận: âm đạo là chim của con, dương vật là cu của con. Để trẻ hiểu những bộ phận này quan trọng.
Ví dụ, khi người lớn nói cái tay, chân, mắt, miệng thì không cười nhưng khi nói đến chim, cu lại cười. Điều này làm cho trẻ hiểu sai rằng những bộ phận này hổ thẹn và xấu hỗ, cho nên trẻ sẽ cũng sẽ ngại nói ra khi có ai đụng chạm vào. Và quan trọng là hạ thấp, không tôn trọng những bộ phận đó.
2. Nếu một người nào đó đụng chạm vào phần nhạy cảm trên cơ thể trẻ hay yêu cầu trẻ làm như thế hoặc chụp hình, quay phim hãy nói “KHÔNG”, chạy đến nơi an toàn và thông báo cho người lớn biết.
3. Trẻ không bao giờ có lỗi. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng mình sẽ không bao giờ có lỗi khi không may là nạn nhân và sẵng sàng chia sẻ cho người lớn biết.
4. Đừng bao giờ giữ bí mật. Điều đó sẽ giúp trẻ và những người bạn khác an toàn khi là nạn nhân phải nói ra để ngăn chặn việc tiếp tục bị xâm hại.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy cho trẻ hành vi đụng chạm nào là an toàn (bắt tay, nắm tay…): cảm thấy thoải mái, dễ chịu…. Hành vi không an toàn : không thoải mái, dễ chịu, gây đau đớn, tổn thương…( đụng vào ngực mông, bộ phận sinh dục ) đụng chạm gây bối rối: làm cho bản thân cảm thấy mơ hồ (vuốt ve mơn trớn phía sau cổ , để gây kích thích là cho trẻ cảm thấy mơ hồ.
Thông thường những tên tội phạm sẽ thực hiện quy trình từ an toàn – mơ hồ, bối rối – không an toàn.Và loại đụng chạm thứ 2 là cần ngăn ngừa khi hướng dẫn về phòng tránh XHTD. Đối với trẻ 3 tuổi, người lớn có thể hướng dẫn cho con những bộ phận kín trên cơ thể và dặn dò trẻ từ nguyên tắc 1.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.