Theo viện này, ước tính VN có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong số đó, tỷ lệ mắc trầm cảm chiếm 25%. Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần nam giới.
Tại Viện, trong số 200 bệnh nhân đến khám tâm thần thì có khoảng 50 người khám, điều trị trầm cảm. Năm 2016, tại đây điều trị gần 19.000 lượt bệnh nhân trầm cảm và có tới 36,5% số bệnh nhân trầm cảm từ 45 tuổi trở lên có tư tưởng hoặc hành vi tự sát do cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Ước tính mỗi năm cả nước có 36.000 - 40.000 người tự sát do trầm cảm.
tin liên quan
Hai công nhân lao xuống sông cứu người: 'Ai mà chẳng làm rứa'Thấy chị Hương đang chới với giữa dòng nước chảy xiết, anh Thao và anh Cường dừng công việc thi công cầu đường lao xuống cứu người.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, cho biết rối loạn trầm cảm được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ.
Theo TS Phương, cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hay cáu gắt, giận dữ, giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hằng ngày… là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu có từ 2 trong số các dấu hiệu điển hình của trầm cảm, kéo dài liên tục trong 2 tuần trở lên nên đi khám chuyên khoa tâm thần.
Bình luận (0)