Chị Nguyễn Thị Thùy Trang (ngụ Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội, người đồng thiết kế sản phẩm "tai giả") cho biết: "Tôi vô tình biết đến một bác sĩ đang công tác tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có chia sẻ về việc các bác sĩ đang
cần một sản phẩm để giúp họ không còn bị đau tai khi đeo khẩu trang quá lâu. Lúc đầu một số người cho ý kiến làm về da, nhưng do da dễ bám và lưu lại vi khuẩn nên tôi đã quyết định dùng silicon để làm nguyên liệu".
Chị Thùy Trang nói: "Qua tìm hiểu trên intenet cũng như một số bạn bè, tôi làm một chiếc đai giúp các nhân viên y tế có thể giảm tải áp lực của dây đeo khẩu trang lên tai"
|
Anh Phan Mạnh Hà (thành viên của nhóm thiện nguyện, cũng là chủ một cơ sở sản xuất đồ da tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết tính đến nay gần một vạn chiếc "tai giả" đã được sản xuất sẽ được gửi đến các
bệnh viện tuyến đầu chống dịch như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và bệnh viện các tỉnh, thành phố trên cả nước.
"Ban đầu chúng tôi định làm từ da nhưng đều thất bại, qua tìm hiểu chúng tôi thấy ở một số nước có làm một chiếc đai tương tự bằng silicon. Tôi cùng một số bạn bè đã tiến hành nghiên cứu, lên ý tưởng… và sau hai ngày đã cho ra khuôn những chiếc “tai giả” đầu tiên”, chị Trang chia sẻ thêm
|
Chiếc khuôn được nhóm thiết kế ra để cắt những chiếc “ tai giả”
|
Được biết, nguyên liệu được dùng làm những chiếc “tai giả” là silicon do Việt Nam sản xuất, sau đó được cắt bằng máy ép thủy lực theo khuôn định sẵn
|
Vấn đề khó khăn là tìm nguồn nguyên liệu. Dù chi phí vận chuyển silicon từ TP.HCM ra Hà Nội cũng cả chục triệu đồng nhưng nhờ được các nhà hảo tâm giúp đỡ nên "tình hình cũng khá", anh Hà chia sẻ
|
"Tai giả" sau khi dập khuôn xong sẽ được khử trùng lại bằng cồn rồi nhào trộn với bột Talc. Bột này có tác dụng là chất bôi trơn trong sản xuất dược, chất chống ngứa và hăm da
|
Theo anh Hà, ban đầu nhóm thử nghiệm dùng phấn rôm, tuy nhiên để phù hợp với sản phẩm thì sử dụng bột Talc có tác dụng tránh bụi bẩn bám trên bề mặt "tai giả"
|
Anh Hà nhấn mạnh, thiết kế sản phẩm "tai giả" có đôi chút đặc biệt nếu không điều chỉnh sẽ không được hoàn thiện. Cụ thể chất liệu silicon mềm, dai nhưng rất dễ rách, chính vì vậy việc làm điểm tròn tại các rãnh sẽ hạn chế được tối đa điều này. Và những chiếc "tai giả" này có thể tái sử dụng nhiều lần
|
Những chiếc "tai giả" này là tấm lòng và tâm huyết của những người trẻ với mong muốn chung tay góp sức cùng với cộng đồng trong cuộc chiến chống Covid-19
|
“Tính đến nay, gần một vạn chiếc "tai giả" đã được sản xuất sẽ được gửi đến các bệnh viện tuyến đầu chống dịch như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và bệnh viện các tỉnh, thành phố trên cả nước”, chị Trang cho biết thêm
|
Các bác sĩ phải dùng giấy, bông… để lót vào tai giảm thiểu tối đa áp lực dây đeo khẩu trang lên tai
|
“Từ ngày có những chiếc tai giả này, đôi tai được giảm tải áp lực từ khẩu trang, đặc biệt những khẩu trang chuyên dụng như N95 thì áp lực lên tai càng lớn. Đây là một sản phẩm vô cùng ý nghĩa và thiết yếu của nhóm bạn trẻ dành tặng cho các y, bác sĩ đang ngày đêm chiến đấu với Covid -19”, bác sĩ Vũ Quang Hưng, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, chia sẻ
|
Những chiếc tai giả đã hỗ trợ đắc lực cho các y, bác sĩ
|
Bình luận (0)