Thiếu tá Nhất là người dân tộc Thái, con út trong gia đình có 3 chị em. Sinh ra và lớn lên ở bản Cạn, xã vùng cao biên giới Bát Mọt (H.Thường Xuân, Thanh Hóa), nơi điều kiện kinh tế rất khó khăn.
tin liên quan
Nóng mạng xã hội: Clip 'hỗn chiến' giữa đường phố Sài Gòn, nằm gục vẫn bị đạp
|
Người lính anh dũng
Cuối tháng 5, đại úy Nhất nhận nhiệm vụ cùng đồng đội tuần tra, kiểm soát dọc tuyến đường biên giới, thời gian hơn 10 ngày. Cùng thời điểm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh có quyết định thăng hàm từ đại úy lên thiếu tá cho Nhất.
Đó là niềm vui, là sự ghi nhận của đơn vị cấp trên sau những thành tích nổi bật của anh trong đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy. Dự định, sau chuyến công tác anh sẽ về đơn vị nhận quyết định. Nhưng giờ thì tờ quyết định vẫn ở đó, còn anh thì ra đi mãi mãi.
|
Hôm qua, hàng trăm người dân ở xã biên giới Bát Mọt đã tiễn đưa thiếu tá Vi Văn Nhất, sĩ quan điều tra của Đội đặc nhiệm, thuộc Phòng Phòng chống ma túy - tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa) về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người tuy không phải anh em họ hàng đã bật khóc trong ngày tiễn đưa anh.
|
Anh đi, để lại con thơ, mẹ già
Năm 2015, thiếu tá Nhất kết hôn với chị Lương Thị Chon, người cùng bản Cạn. Sau 4 năm chung sống, vợ chồng thiếu tá Nhất sinh được hai con, nay đứa đầu mới 4 tuổi, đứa thứ 2 mới 15 tháng.
Chị Bùi Thị Thanh Hiền (chị dâu thiếu tá Nhất) cho biết do đặc thù công việc nên anh Nhất rất ít khi về thăm gia đình, thăm mẹ. “Có lần, do đang trong thời gian thực hiện chuyên án, Nhất không về được để làm giỗ cho bố. Nghĩ thương chú ấy một thì thương vợ con chú ấy mười. Mẹ đã già, chú ấy mới cưới vợ được mấy năm, giờ hai đứa con nhỏ mồ côi cha không biết tương lai nó sẽ thế nào”, chị Hiền nói.
Giờ đây, trong căn nhà cấp 4 nằm cạnh quốc lộ 47 chỉ còn người mẹ già Lương Thị Huyên hơn 60 tuổi, người vợ trẻ Lương Thị Chon mới 29 tuổi, cùng hai đứa con thơ.
Bình luận (0)