Chúng tôi đến thăm gia đình nhỏ của anh Lý Thành Tuấn, nạn nhân chết vì tai nạn giao thông khi mới 26 tuổi. Gặp bà Nguyễn Thanh Hồng (49 tuổi, P.Bình Trưng Đông Q.2, TP.HCM) mẹ anh Tuấn ngồi thẫn thờ, với bà, đó là mất mát quá lớn không gì có thể bù đắp được.
Lộ trình định mệnh
Vào 23 giờ 30, ngày 27.7.2016 là một đêm không thể nào quên của bà Nguyễn Thanh Hồng, tai nạn xảy ra trùng thời điểm gia đình chị được chính quyền UBND P.Bình Trưng Đông hỗ trợ kinh phí sửa lại căn nhà đã dột nát cho gia đình chính sách.
VIDEO: Người đầu bạc phải tiễn con đi trước chỉ vì tai nạn giao thông
Một người vợ, người mẹ không may bị chết trên đường thăm con từ bệnh viện về khi bước xuống xe thì cánh cửa tự động đóng lại. Một chân chị bị vướng vào, đầu đập mạnh xuống vỉa hè, thân người treo lơ lững cạnh thành xe, kéo lê một đoạn dài.
Sáng hôm đó, khi căn nhà bắt đầu khởi công, toàn bộ đồ dùng sinh hoạt phải đem đi gửi nhà người quen. Gia đình phải dựng tạm căn chòi nhỏ trước nhà để chứa vật liệu xây dựng và ở tạm qua đêm. Do không có chỗ nghỉ, Tuấn xin phép mẹ sau khi đi làm về sẽ sang nhà ông bà ở quận 4 ngủ tạm vài hôm.
Sáng 19.11, đông đảo Phật tử đã có mặt tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) tham dự Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông 2016.
Nhiều lúc bà không dám bước lên phòng khách vì sợ nhìn thấy ảnh con sẽ đau lòng thêm Ảnh: Phạm Hữu
Con đường về nhà thường ngày Tuấn vẫn giữ đúng lộ trình suốt nhiều tháng qua theo hướng cầu Sài Gòn. Thế nhưng, đêm đó, Tuấn lại khởi hành từ quận 10 sang quận 4. Đi đến đường Bến Vân Đồn cách nhà nội không xa thì xảy ra tai nạn.
Tuấn nằm sóng soài bên vệ đường, tay chân bê bết máu. Một lúc sau, người dân tại khu vực phát hiện và đưa vào bệnh viện quận 4 cấp cứu. Tuy nhiên do thương tích quá nặng, Tuấn được chuyển lên bệnh viện 115 và mất ngay sau đó.
Lúc xảy ra tai nạn, phía cơ quan chức năng không thể liên lạc được với gia đình Tuấn. Chỉ còn cách dựa vào đồng phục Tuấn đang mặc và giấy tờ tuỳ thân.
Ba Tuấn là người nhận được hung tin đầu tiên khi đang chạy xe trên đường. Lúc đến bệnh viện 115 thì đã muộn. Quá sốc, ông bị huyết áp tăng cao, còn bà Hồng rụng rời tay chân, nhiều lần ngất xỉu không thể đi nổi.
“Dù đau buồn tột cùng nhưng gia đình vẫn cố kìm nén không để bà ngoại Tuấn đang bị bệnh tim biết. Mãi khi đưa Tuấn đi thiêu chúng tôi mới dám nói”, mẹ Tuấn kể.
Một thời gian sau, cơ quan chức năng xác định Tuấn chết do tự té, không có ai chứng kiến nên chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Duy nhất chỉ có kết luận từ đơn vị pháp y bệnh viện 115 là tử vong do đa chấn thương.
Nỗi đau quá lớn
Bà Hồng kể về những lời Tuấn nói lúc sinh thời: “Mẹ đã nuôi và cho con lấy tấm bằng cấp 3 và cao đẳng để có thể bước vào đời đi làm như hôm nay là đủ rồi. Vài tháng nữa, con sẽ tự kiếm tiền, học liên thông lên đại học và lo cho em trai học ra trường. Sau này khi sự nghiệp ổn định rồi mới tính chuyện cưới vợ”.
Hôm sau, bà quay lại hiện trường hỏi thăm người dân thì nghe kể lại vào đêm đó, có tiếng nẹt pô xe kéo dài kèm theo tiếng động lớn. Mọi người chạy ra thì thấy Tuấn nằm thẳng đơ trên đường, còn xe văng xa cách đó vài mét.
“Từ khi Tuấn mất đến nay cũng hơn 4 tháng, mỗi lần có việc đi qua quận 4, tôi đứng trên cầu nhìn xuống nước mắt cứ trào ra, hình ảnh đó như một vết cắt trong tim không thể xóa nhòa”, bà Hồng nói.
Chiều 1.10, Bệnh viện (BV) Việt Đức, Hà Nội cho biết đã mổ bắt con thành công cho sản phụ Nguyễn Thị Hường (28 tuổi, là giáo viên, quê ở TP.Phủ Lý, Hà Nam) mang thai 32 tuần, bị xe công nông đâm.
Sau ngày Tuấn mất, mâm cơm gia đình vắng vẻ hơn, phòng khách cũng vậy: "Tôi không dám bước lên nhà trước, vì sợ nhìn thấy hình con”.
Bình luận (0)