Ông Võ Hoàng (đường Trần Quang Diệu, P.14, Q.3, TP.HCM) phản ánh: “Trong con hẻm tôi ở, người dân nuôi chó khá nhiều, cứ khoảng từ 7 - 8 giờ tối họ tùy tiện thả chó ra phóng uế ngoài đường, gây mất vệ sinh khu phố nhưng không thấy ai kiểm ra, xử phạt. Mình lên tiếng thì bị ghét, và nghe biện minh là: dắt ra đường đi vệ sinh cho "sạch sẽ", nhanh gọn... Hễ trời mưa xuống thì tanh thối không chịu nổi".
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 34: Bàn về nội chiếnHôm qua trong bữa ăn, thằng Hành ăn hết bát của nó rồi xớ rớ đến ăn vào bát của thằng Ngò, bị thằng Ngò nhe răng cảnh cáo, nhưng nó vẫn cứ sà vào ăn, bị thằng Ngò bụp luôn một phát.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thành (40 tuổi, nhà số 270 Tô Hiến Thành, Q.10) cũng bức xúc nói: "Ngay bên cạnh nhà tôi, cũng nhiều gia đình nuôi chó, cứ sáng hoặc tối họ dắt ra đường ỉa, đái. Tôi lái xe ôm cũng chục năm nay rồi, trên đường luôn thấy nhiều người thản nhiên dắt chó phóng uế bừa bãi, mà cũng không thấy ai xử phạt".
Trao đổi với bà Đoàn Thị Cẩm Tú, Chủ tịch UBND P.14, Q.3, TP.HCM, bà Tú cũng thừa nhận rất hiếm khi xử phạt được những trường hợp này. "Để xử phạt, cái khó là xác định chủ của chó. Như trường hợp ở hẻm 136 Trần Quang Diệu, đã từng có người báo nhưng cán bộ phường xuống tận nơi thì chó đã di chuyển, người báo không dám đích thân ra mặt xác minh là họ thấy, còn chủ nuôi thì chối nên để xử phạt rất khó. Mỗi khi họp tổ dân phố, chúng tôi cũng phê bình chung chung và nhắc nhở giữ vệ sinh. Nếu bắt được thì xử phạt theo quy định, nhưng quan trọng nhất là ý thức của người dân khi nuôi chó, mèo. Sắp tới đây, hộ nào nuôi chó mèo buộc phải khai báo với chính quyền địa phương và lập sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ có nuôi chó trên địa bàn, giao cho từng tổ dân phố quản lý".
Thiết nghĩ không thể trông chờ vào lực lượng chức năng tại từng phường mà thành phố cần giao quyền, giao nhiệm vụ cho tất cả các lực lượng chức năng từ công an, dân phòng, thanh niên xung phong... đều có thể ghi nhận bằng hình ảnh, lập biên bản quả tang chuyển cho địa phương xử phạt. Chưa kể nên phát huy sự giám sát của người dân bằng cách có địa chỉ tiếp nhận các hình ảnh vi phạm do người dân ghi nhận được và truy xét xử phạt thật nghiêm.
tin liên quan
Tôi xem người Pháp chăm thú cưng hơn con ở ParisGiữa nghĩa trang xanh mát bên bờ sông Seine, người phụ nữ già lụi cụi chăm chút nấm mồ mới xây. Bên dưới, chú chó Tinous, hoàng tử bé bỏng của bà, đang yên nghỉ.
Phạt tiền và buộc khắc phục
Luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: Hiện nay, tình trạng vật nuôi phóng uế nơi công cộng diễn ra khá phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật hành chính và sẽ bị xử phạt. Cụ thể tại điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự đối với hành vi “nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chó, mèo... của mình gây ra.
|
Bình luận (0)