Theo thông tin từ Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các nhà nghiên cứu của Viện và Trường đại học tổng hợp Ludwig-Maximilians (Cộng hòa Liên bang Đức) đã đặt tên loài tỏi mới theo địa danh núi Cà Đam - núi cao nhất tỉnh Quảng Ngãi, nơi loài thực vật mới này được phát hiện.
Tỏi cà đam giống với loài A. chishuiensis He & Xu ở Trung Quốc, có hoa hình chuông với các cánh hoa hình trứng, không chỉ nhị, đặc biệt bộ nhụy hình nón ngược rộng với các đường rãnh sâu chạy dọc và vòi nhụy ngắn. Điểm khác biệt là tỏi cà đam có bình hoa nhỏ hơn với chiều rộng bằng hay nhỏ hơn chiều cao của bình, màu trắng hay tía đỏ, cánh hoa cong ra ngoài với các sóng chạy từ đỉnh đến ⅓ nửa trên bình hoa, bộ nhị gắn ở ⅓ đáy bình hoa và quả có nhiều gai cứng.
|
TS Lý Ngọc Sâm, Viện Sinh học nhiệt đới cho biết, tỏi Cà đam thường mọc thành các quần thể khá lớn bên dưới tán rừng nguyên sinh cây lá rộng trên núi thấp vùng núi Cà Đam thuộc địa bàn 2 huyện Tây Trà và Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, ở độ cao từ 800 m đến trên 1.000 m so với mực nước biển. Hoa và quả của Tỏi cà đam được ghi nhận từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9. Đây là hai loài đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 3, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố phát hiện loài riềng mới thuộc chi Riềng (Alpinia Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở các vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Loài mới được đặt tên Riềng newman, Alpinia newmanii N.S. Lý, để vinh danh Tiến sĩ Mark F. Newman của Vườn Thực vật Hoàng Gia Endinburgh, (Scotland, Vương Quốc Anh), người đã và đang có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu họ Gừng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
tin liên quan
Khôi phục rừng, giảm diện tích hành tỏi ở Lý SơnLãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chú trọng đến việc khôi phục rừng để phục vụ du lịch, giảm diện tích trồng hành tỏi, không tăng diện tích đất phục vụ hành chính, quy hoạch bãi tắm ở đảo Bé…
Bình luận (0)