tin liên quan
GrabBike - Những cuốc xe đời - Kỳ 6: Thạc sĩ, ca sĩ chạy GrabBikeNgày nọ, cổng chính dành cho giáo viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có một tài xế GrabBike chạy thẳng xe vào. Bảo vệ chặn lại: “Đón khách ngoài kia, anh ơi!”. Tài xế cởi khẩu trang, anh bảo vệ ngẩn người vài giây vì nhận ra người quen: thạc sĩ hóa học Phùng Gia Thịnh.
Công việc của một shipper là nhận hàng tại cửa hàng này và giao đến tay người mua, vậy là xong nhiệm vụ. Người giao hàng không bị áp đặt trong một khuôn khổ thời gian nhất định, nên một nhân viên văn phòng cũng có thể nhận đơn hàng sau giờ làm để có thêm tiền xăng, sinh viên có thể có thêm một bữa cơm ngon lành, nhờ vào việc giao hàng lúc rảnh.
Nếu siêng năng, thu nhập mỗi tháng trên 10 triệu đồng là chuyện bình thường, nhưng trầy trật lắm!
Phải có tiền mới lấy được hàng
Ngày nay, mua bán hàng qua mạng phát triển rất mạnh, nên dịch vụ giao hàng cũng từ đó mà phất theo. Trong đó, dịch vụ giao hàng thuộc các công ty chính quy, tuy có bảo hiểm y tế, lương bổng rõ ràng,… nhưng chỉ lôi cuốn được một số người đăng ký nhất định. Trong khi đó, dịch vụ giao hàng không chuyên, lại thu hút nhiều tầng lớp tham gia. Bất kể là sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng,… chỉ cần có tiền ứng trước cho shop là đều có thể trở thành shipper.
Bên cạnh đó, việc tìm nơi cần người giao hàng cũng khá đơn giản, chỉ cần lướt trên các hội shipper trên facebook là có ngay một đơn hàng ngon lành. Theo đó, tôi bắt đầu lân la trên các diễn đàn, các hội, do các shipper lập nên để tìm đơn hàng đầu tiên. Tại đây, có rất nhiều shop bán hàng online đăng tuyển người giao hàng nhỏ lẻ. Một đơn hàng nhỏ gọn chủ yếu là mỹ phẩm, quần áo, giày dép…
tin liên quan
Trao nhầm con 42 năm ở Hà Nội: Mẹ ở cách con gái ruột vài cây số** Mẹ nuôi cũng tìm thấy con gái ruột
Vụ một người mẹ bị trao nhầm con suốt 42 năm ở Hà Nội đã kết thúc có hậu khi người mẹ đẻ đã tìm được cô con gái ruột của mình. Trong khi người mẹ nuôi của chị Trang cũng tìm gặp được con gái ruột của mình.
Sau khi đọc xong thông tin đơn hàng (gồm: giá tiền ứng, địa chỉ, số điện thoại), các shipper bắt đầu vào trao đổi, thỏa thuận giá cả với người đăng tin, trung bình mỗi đơn hàng tầm từ 30.000 đồng – 40.000 đồng. Nhưng còn tùy thuộc vào khu vực giao hàng là nội thành hay ngoại thành, trọng lượng của món hàng mà phí ship có thể tăng lên từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/đơn hàng.
Tôi bắt đầu nhận đơn hàng đầu tiên tại đường Lê Thánh Tôn, Q.1 và giao tới đường Hà Huy Giáp, Q.12, TP.HCM. Với đoạn đường hơn 13 km tôi được shop ra giá 40.000 đồng. Sau khi thỏa thuận giá ship, shop đề nghị ứng tiền hàng trước là 180.000 đồng.
Việc shop bắt ứng tiền trước là qui định bắt buộc. Cụ thể, món hàng shop muốn tôi giao có giá trị là 220.000 đồng (bao gồm tiền hàng là 180.000 đồng và phí giao hàng là 40.000 đồng), thì shop sẽ lấy trước của tôi 180.000 đồng, sau đó người nhận hàng sẽ trả cho tôi tổng cộng 220.000 đồng.
tin liên quan
Nỗi lòng tài xế GrabBike nhận bao nhiêu tiền cho một cuốc xeSau loạt bài 'GrabBike-Những cuốc xe đời', Thanh Niên đã phỏng vấn
bà Nguyễn Thu An - Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam về những bức xúc
của tài xế GrabBike hiện nay.
Sau khi thấy “hợp tình hợp lí” tôi làm ngay đơn hàng đó và dễ dàng có được 40.000 đồng cho cuốc xe xa 13 km.
Sài Gòn mưa liên tục những ngày này và mùa mưa có thể nói là những ngày tháng khủng khiếp nhất của dân shipper. Tôi cũng vậy, bắt đầu ngán ngẩm những cơn mưa ngang qua như “giễu cợt” mình.
Và tôi cũng lắm khi hứng trọn một cơn mưa “mát rượi” cho ngày mới, nhưng hàng trên xe của tôi thì không thích điều này. Để không bị ướt hàng, tôi phải dùng chiếc áo mưa duy nhất mình có để che hàng và chịu trận với cơn mưa chỉ rí rắc thôi mà lạnh thấu xương.
“Ngày nào cũng mắc mưa vầy, chắc chạy không đủ mua tiền thuốc. Mua thêm áo mưa dự phòng cho chắc cú”, tôi định thầm trong bụng như để quên đi cái lạnh mà tiếp tục giao hàng.
Bị lừa trúng gói hàng toàn… giấy lộn
Hôm ấy, tôi bắt đầu ngày mới bằng việc nhận 3 đơn hàng tại 3 nơi khác nhau là Q.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.1 với tổng giá trị là 510.000 đồng. Sau khi chốt đơn, tôi bắt đầu chạy từ Q.Thủ Đức về hẻm Lê Công Phép, Q.Bình Tân để giao hàng.
Vì nhà khách trong hẻm nên rất khó tìm, sau một hồi luồn lách hứng chịu nguyên “cây mưa”, nhưng tôi vẫn không tìm ra được địa chỉ ghi trên túi hàng. Lúc bấy giờ, tôi hơi “hoang mang” nên liền gọi cho người nhận hàng nhưng lại không liên lạc được. Thấy nghi ngờ, nên tôi tiếp tục gọi cho người nhờ mình ship hàng, thì cũng trong tình trạng “thuê bao quý khách đang gọi hiện không liên lạc được”. Biết chắc là mình bị lừa, nên tôi quyết định mở gói hàng ra xem có gì bên trong, nhưng quả thật chỉ toàn là giấy lộn, giẻ lau. Vậy là coi như tôi “ăn sáng” với giá 220.000 đồng, tương đương với món đồ mà tôi bị lừa. “Ngày nào cũng như vầy chắc vui lắm”, tôi đùa chút thôi cho đỡ chán rồi tiếp tục lên đường kiếm cơm.
Tôi ghé vào một quán cà phê trên đường Lê Văn Lương, Q.Bình Tân (TP.HCM) để chờ mưa ngớt, thì tình cờ gặp anh chàng cũng ướt sũng như tôi, tay cầm 2 chiếc điện thoại. Điện thoại đổ chuông liên tục, miệng thì ríu rít “Ráng chút nữa nha anh! Kẹt mưa quá, 10 phút nữa em tới liền”, anh ta nhìn sang tôi, lắc đầu ngao ngán: “Giao hàng mưa quá, khách hối,…”.
Làm quen vài câu thì tôi biết anh tên Tính (28 tuổi, ngụ Q.2) là shipper độc quyền của một shop. Tính kể, có lần nhận hàng ở Q.5 mà giao tại Q.Thủ Đức nên hơi gấp, mà đúng hôm đó xe Tính lại cán đinh thủng lốp đến 2 lần, thêm việc nhà của khách nằm trong hẻm ngoằn ngoèo khó kiếm, thế là Tính giao hàng trễ. Đến nơi, thấy mặt khách hầm hầm. Tính giải thích, nhưng đáp lại là bị chửi cho một tràng và không nhận hàng. Tính ngậm ngùi đem hàng về trả cho shop và nhận được ½ phí ship là 20.000 đồng, thay vì 40.000 đồng cho một đơn hàng giao dịch thành công.
Vậy là chuyến đi hôm đó, Tính mất gần 100.000 đồng tiền sửa xe và 20.000 đồng tiền ship. “Khách hẹn mấy giờ thì phải tới đúng giờ đó không khách chửi nghe mệt nghỉ, lỡ họ mắng vốn chủ shop thì coi như shop thuê người khác, mình mất việc”, Tính tâm sự.
tin liên quan
GrabBike - Những cuốc xe đời - Kỳ 5: Những câu chuyện buồnNgười triền miên ngập trong nợ nần, kẻ vắn số để lại vợ con nheo nhóc... Những tài xế GrabBike này chỉ có một điểm chung: nghèo.
Dáng vẻ hốc hác, mắt đỏ ngầu vì nước mưa, Tính giũ chiếc áo khoác, nhìn tôi bĩu môi chê nghề bạc bẽo: “Nghề này mưa gió cũng phải chạy, hàng nhiều thì chạy nhiều đuối, khách hối, hàng ít thì không tiền áp lực về cơm áo gạo tiền”.
Câu chuyện “Con đường nổ lốp xe” rồi bị trừ tiền của Tính khá thú vị, nhưng câu chuyện “Điện thoại mới” của Lâm (27 tuổi, quê Bến Tre) mà tôi có dịp nghe Lâm kể còn lâm ly bi đát hơn. Lâm cũng lên TP.HCM làm shipper được 1 tháng nay, vì nghe nghề này dễ kiếm sống tại đất Sài Gòn.
Ngày đầu, Lâm có một chiếc điện thoại “cùi bắp” chỉ để nghe gọi. Vì dân quê không rành đường thành phố, nên Lâm gom góp nhịn ăn mua được chiếc điện thoại “xịn” dùng để xem bản đồ. Nhưng chưa có dịp “rửa” điện thoại mới với đồng nghiệp thì nó đã đội nón ra đi. Vì mải xem bản đồ mà Lâm đã bị tên cướp giật mất chiếc điện thoại trong chuyến đi Bình Dương để giao hàng.
Chuyến đi phí vài chục nghìn đồng mà mất chiếc điện thoại vài triệu đồng, chắc xong chuyến ấy tôi không biết Lâm còn làm ship hay về quê luôn!?
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Nữ ca sĩ phát ngôn gây 'sốc nặng'Một bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Lam đang là tâm điểm bàn tán của nhiều cư dân mạng, thu hút nhiều bình luận trái chiều.
Bình luận (0)