Sống khỏe nhờ trồng mía, mỗi năm thu trăm triệu

06/01/2017 13:02 GMT+7

Mạnh dạn chuyển đổi diện mô hình, vợ chồng anh Hồ Ngọc Cương (32 tuổi, thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) đã tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống .

Quảng Phú vốn là vùng trồng mía nổi tiếng ở Thừa Thiên-Huế, có năm diện tích lên đến 50 ha. Nhiều năm gần đây, thị trường tiêu thụ khó khăn nên diện tích giảm dần. Tuy nhiên với gia đình anh Hồ Ngọc Cương thì khác. Không chỉ trồng mía giỏi, anh Cương còn tự mình tìm đầu ra cho mía của mình và bà con trong vùng.
Anh Cương kể sau bao năm bon chen, vất vả đủ nghề, anh quyết định gắn bó với ruộng mía tại quê hương.
“Trồng mía cho năng suất cao gấp nhiều lần trồng lúa. Tôi từng đến nhiều vùng mía ở tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và thấy người dân ở đây vẫn sống tốt với cây mía, sao mình lại không thể. Thế là năm 2010, tôi bắt tay vào trồng mía”, anh Cương chia sẻ. Từ mấy sào mía ban đầu và mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa trồng không hiệu quả sang trồng mía anh Cương còn thuê mướn thêm đất đầu tư trồng hơn 5.000m2. Giống mía được trồng là giống mía Cẩm Tân, trồng khoảng 8 tháng sẽ thu hoạch được. Mỗi sào thu được chừng 2.700 cây. Hiện tại, giá mía ở mức 5.000 đồng/cây. Trừ hết chi phí, mỗi năm anh Cường thu được khoảng gần 100 triệu đồng.
Theo anh Cương, đất Quảng Phú rất hợp với cây mía. "Những tháng đầu, có thể xen canh thêm đậu phụng để tăng thêm thu nhập. Sau khi thu hoạch thì làm luống, tập trung chăm sóc cho mía. Vào thời kỳ cây mía phát triển khoảng 5 - 6 tháng, phải làm hệ thống chằng chéo dây và cọc để chống gãy đỗ vì thân cây mía khá yếu. Trong quá trình phát triển của mía phải làm luống cao để khỏi bị ngập úng khi mưa, tước lá để thân mía nhanh phát triển. Nếu trời lạnh quá thì mía chậm phát triển, phải bón phân giữ ấm”, anh Cương nói.
Ngoài phụ thuộc thời tiết, thì khó khăn lớn nhất khi trồng mía là đầu ra. Đó cũng là lý do khiến diện tích mía xã Quảng Phú đang thu hẹp dần. Tuy nhiên, thương hiệu mía Quảng Phú vốn nổi tiếng nên được nhiều nơi ưa chuộng.
Thương lái về tận ruộng thu mua. Song, do mía ở đây là loại mía dùng để ăn tươi, không phải loại mía để ép nước hay làm đường. Do vậy, vào mùa mưa, mía có giá thấp, có khi thương lái ép giá người trồng mía. Nên mấy năm nay, anh Cường tự thu mua mía do mình trồng và mía bà con trong vùng để bán trực tiếp cho các mối trên địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng…

tin liên quan

Thoát nghèo nhờ giun quế
Ông Hoàng Toạn (ảnh, khu phố 6, Tứ Hạ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế), đã phát triển mô hình nuôi giun quế (trùn đỏ) thu về mỗi tháng gần chục triệu đồng.
Theo anh Nguyễn Văn Tuất, Phó bí thư Xã đoàn Quảng Phú, anh Cương là một trong những thanh niên điển hình sản xuất giỏi trên địa bàn. Không chỉ trồng mía giỏi, mà vào mùa thu hoạch mía, anh Cương còn đi thu gom mía trong vùng để bán lại cho các chủ mối kiếm thêm thu nhập, chủ động hơn cho đầu ra của sản phẩm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.