Trong số các mẫu nhiễm Zika, TP.HCM chiếm nhiều nhất với 186 mẫu. Tiếp đến là các địa phương khác, ghi nhận 1 - 7 ca: Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Đắk Lắk, Phú Yên, Đồng Nai, Cần Thơ. Có 28 trường hợp là phụ nữ mang thai dương tính với Zika nhưng hiện chỉ ghi nhận trường hợp ở Đắk Lắk sinh con bị dị tật đầu nhỏ.
Ông Phu lưu ý, Zika hiện là bệnh dịch lưu hành nên cần chú trọng ngăn chặn lây lan và các nguy cơ khi bị nhiễm. Mặc dù sốt xuất huyết và Zika cùng loại muỗi nhưng sốt xuất huyết cần quan tâm phát hiện sớm, không để bệnh nặng, tránh tử vong (tỷ lệ tử vong hiện chiếm 0,03%). Còn với Zika không chú trọng nhiều đến các triệu chứng vì thường nhẹ, nhưng cần đặc biệt quan tâm đến các bà mẹ vì có nguy cơ sinh con mắc hội chứng đầu nhỏ do vi rút này. Theo khuyến cáo của quốc tế thì tỷ lệ này không cao, khoảng 1 - 10%, nhưng chưa có nghiên cứu riêng, cụ thể về nguy cơ này tại châu Á.
tin liên quan
Phát hiện ca nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Bến TreMột phụ nữ mang thai vừa được xác định là bệnh nhân nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Bến Tre.
Lý giải sự khác biệt giữa hai miền Nam - Bắc về sự xuất hiện của vi rút Zika, ông Phu cho rằng tại miền Nam dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh hơn, muỗi truyền vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh, lưu hành quanh năm nên cũng có thể là yếu tố khiến vi rút Zika lưu hành cao hơn. Tại miền Bắc, muỗi truyền sốt xuất huyết và vi rút Zika lưu hành hạn chế hơn nên yếu tố lây lan cũng thấp hơn.
tin liên quan
30 trường hợp mắc Zika, TP.HCM lập ban chỉ đạo phòng chống dịchChiều 3.11, UBND TP.HCM đã triệu tập cuộc họp với các sở ngành, UBND các quận huyện trên địa bàn TP để bàn về công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.
Bình luận (0)