Đổ mồ hôi là một trong những cách chính để cơ thể làm mát khi nóng bức, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa hoặc làm việc của cơ bắp. Mồ hôi có thể được tiết ra do kích thích thần kinh, nhiệt độ không khí cao hoặc do tập thể dục. Dưới đây là những "thủ phạm" gây đổ mồ hôi.
Nhiệt độ
Đối với cơ thể con người, nhiệt độ và mồ hôi có liên quan như hình với bóng, không thể tách rời. Nhiệt chính là điều kiện sản sinh ra mồ hôi, còn mồ hôi lại là kết quả của yếu tố nhiệt. Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt), luôn duy trì ở khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể, thì ra mồ hôi là phương thức điều chỉnh nhiệt tốt nhất.
tin liên quan
Những thực phẩm giúp giảm mùi cơ thểDưới đây là một số thực phẩm có thể giúp giảm mùi cơ thể, theo boldsky.
Tập luyện nhiều
Theo WebMD, đổ mồ hôi sau khi tập thể dục là một hiện tượng tự nhiên. Khi tay và chân vận động, nhiệt độ cơ thể tăng lên, và đổ mồ hôi là cách giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ.
Cảm xúc mạnh
Bạn từng có cảm giác khi xem hay chứng kiến một tình huống gay cấn, hồi hộp nào đó, lòng bàn tay liền đổ mồ hôi, hoặc trong đêm một mình đi trên đường, đột nhiên có người xuất hiện dọa dẫm, toàn thân bỗng vã mồ hôi?
Chúng ta đều biết đổ mồ hôi là phương thức thoát nhiệt chủ yếu của cơ thể, nhưng trong trường hợp trên, đổ mồ hôi là do tinh thần căng thẳng. Tinh thần căng thẳng khiến cơ thể đổ mồ hôi là phản ứng của thần kinh con người đối với một kích thích bất ngờ nào đó từ bên ngoài, do một loại phản xạ vô điều kiện, do thần kinh tự giác khống chế.
tin liên quan
Bệnh nhân nữ đầu tiên bị hội chứng 'người cây'Một nữ sinh tại Bangladesh với các mẩu “vỏ cây” mọc trên mặt có thể
là bệnh nhân nữ giới đầu tiên mắc hội chứng “người cây” từng được ghi
nhận trong lịch sử y khoa.
Thức ăn nóng và cay
Mức độ nhạy cảm với thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người, nhưng đại đa số các trường hợp, khi ăn quá nhiều thức ăn cay nóng cùng lúc có thể gây bỏng rát trong miệng, kèm theo đó là chảy nước mũi, toát mồ hôi.
Theo lí giải của các nhà khoa học, trên bề mặt da chứa các thụ thể cảm ứng với nhiệt và các kích thích cơ học khiến chúng ta có cảm giác đau khi da bị trầy xước, đứt tay chân... hoặc cảm giác nóng khi gặp nhiệt độ cao. Một số loại thực phẩm hay gia vị cay, nóng chứa capsaicin, khiến cơ thể phản ứng giống như khi đang ở trong một môi trường nóng bức. Capsaicin gửi tín hiệu đến não bộ để cảnh báo rằng cơ thể đang quá nóng, từ đó não sẽ cố gắng làm mát cơ thể thông qua một số cơ chế nhất định. Cụ thể là tác động lên vùng dưới đồi là trung tâm điều khiển nhiệt của cơ thể, kích hoạt các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn để đào thải nhiệt ra bên ngoài.
tin liên quan
Tăng giá dịch vụ đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tếTheo Bộ Y tế, dự kiến từ đầu quý 2/2017 sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế áp dụng cho các đối tượng tự chi trả khi khám chữa bệnh.
Bệnh tật
Ra mồ hôi nhiều là triệu chứng phổ biến của sốt và thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể thay đổi. Sốt thường là phản ứng của cơ thể với một căn bệnh nào đó được gây ra bởi vi rút hoặc đôi khi do vi khuẩn. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng với kẻ xâm nhập bằng cách giải phóng các chất phát tín hiệu đến não để tăng nhiệt độ cơ thể lên cao hơn so bình thường. Điều này giúp tiêu diệt nhiễm trùng hoặc vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài sốt, một số căn bệnh khác cũng có thể gây đổ mồ hôi như: tiểu đường, đau thắt ngực và ung thư.
Mang thai
Phụ nữ mang thai thường có hiện tượng ra nhiều mồ hôi, chỉ cần hoạt động một chút là mồ hôi chảy ướt lưng, ban đêm ngủ cũng liên tục ra mồ hôi. Nguyên nhân là do khi mang thai, nồng độ cortisol trong máu tăng dẫn tới chức năng vỏ tuyến thượng thận ở vào trạng thái hoạt động quá mức, lại thêm quá trình trao đổi chất cơ bản của thai phụ, chức năng thần kinh tự chủ thay đổi, dẫn đến chức năng đàn hồi của mạch máu không ổn định, lượng máu dưới da tăng, nên mồ hôi tăng nhiều.
tin liên quan
10 siêu thực phẩm giúp thanh lọc cơ thểThanh lọc là một quá trình tự nhiên và liên tục xảy ra 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều loại chất độc và căng thẳng hằng ngày, cơ thể có thể không thanh lọc hết.
Mãn kinh
Mãn kinh và đổ mồ hôi được kích hoạt khi lượng estrogen giảm và gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Mồ hôi quá nhiều và nóng bừng là do vùng dưới đồi sản xuất quá nhiều nhiệt. Nồng độ estrogen suy giảm sẽ kích hoạt vùng dưới đồi tiết ra một loại hóa chất khiến các mạch máu ở da co giãn, thoát nhiệt, gây đổ mồ hôi.
Thuốc
Một số loại thuốc - như ibuprofen - giúp làm mát cơ thể khi bị sốt hoặc một số thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc tiểu đường có thể là tác nhân khiến mồ hôi ra nhiều hơn bình thường.
tin liên quan
Những dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều đạmĐạm là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, nhưng khi tiêu thụ nó quá mức có thể đe dọa sức khỏe của chúng ta.
Bình luận (0)