TP.HCM kiến nghị giảm tốc độ một số tuyến đường vì tai nạn tăng cao

02/12/2016 20:14 GMT+7

Theo Sở GTVT TP.HCM, việc điều chỉnh tăng vận tốc lưu thông một số tuyến đường cũng gây ảnh hưởng một phần đến tình hình tai nạn giao thông tăng cao trong thời gian vừa qua.

Sáng 2.12, Sở GTVT TP.HCM đã tổ chức buổi sơ kết tình hình thực hiện Thông tư 91/2015/TT-BGTVT (quy định về về tốc độ, khoảng cách an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ) của Bộ GTVT.
Báo cáo tại hội nghị, Phòng Quản lý hạ tầng giao thông Sở GTVT TP.HCM (HTGT) cho biết, tình hình tai nạn giao thông sau khi áp dụng Thông tư 91 sau gần 9 tháng triển khai trên 12 tuyến đường có tăng 2 mặt về số vụ, người chết.
Đặc biệt số người chết tăng 20% so với cùng kỳ 2015. Một số tuyến đường tăng cả 3 mặt như: đường Trần Văn Giàu (H.Bình Chánh), tỉnh lộ 8 (H.Củ Chi) và Nguyễn Văn Bứa (H.Hóc Môn).
Trong đó 12 tuyến đường áp dụng tăng tốc độ di chuyển có 9/12 tuyến đường có số vụ TNGT tăng, 8/18 tuyến tăng số người chết, 3/12 tuyến tăng số người bị thương. Tuyến tăng 3 mặt gồm: Xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng; tăng 2 mặt gồm: Quốc lộ 1, Đồng Văn Cống, Kinh Dương Vương, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC 67) cho biết, trong 12 tuyến đường điều chỉnh tốc độ có số lượng tai nạn tăng rất cao. Qua đó, việc nâng tốc độ khi lượng phương tiện tăng chưa hợp lý trong thời điểm hiện nay, gây khó khăn trong việc ghi nhận xử lý hành vi vi phạm tốc độ của phương tiện. Đặc thù hạ tầng các tuyến đường khác nhau nên việc quy định tốc độ chung là không phù hợp. Ngoài ra, khoảng cách khi lưu thông với tốc độ 60 km/h là 35 m so với đường ở TP là không thể được vì đường quá chật.
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho rằng sau khi áp dụng tăng vận tốc cho phép ở khu vực nội, ngoại thành trên địa bàn TP có những sự chuyển biến tích cực. Trong đó ưu điểm đầu tiên là tạo được sự đồng thuận của một bộ phận người dân. Một số trục giao thông ngoại thành lưu thông thuận lợi hơn, lưu lượng xe tăng. Số điểm ùn tắc giao thông nội đô giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, về nhược điểm số vụ tai nạn và người chết đều tăng cao. Trong đó có nguyên nhân do vận tốc tăng làm người dân có tâm lý chủ quan, đối tượng bị TNGT là nam giới chiếm 73%. Thời điểm tai nạn thường rơi vào đêm, từ 21 đến 3 giờ sáng.

tin liên quan

Người mẹ vào viện thăm con rồi đi mãi chỉ vì cánh cửa xe buýt
Một người vợ, người mẹ không may bị chết trên đường thăm con từ bệnh viện về khi bước xuống xe thì cánh cửa tự động đóng lại. Một chân chị bị vướng vào, đầu đập mạnh xuống vỉa hè, thân người treo lơ lững cạnh thành xe, kéo lê một đoạn dài.
Mặc dù chúng ta muốn điều chỉnh vận tốc tăng nhưng hạ tầng còn hạn chế. Đặc biệt trong nội đô hiện nay có khoảng 4.500 tuyến đường nhưng phần lớn là đường giao cắt (khoảng 500 m có một điểm giao). Khi người tham gia giao thông chủ quan, thiếu quan sát vào ban đêm thì dễ gây ra tai nạn.
Đường Phạm Văn Đồng kiến đang cho phép chạy 80 km/h ở làn ô tô Độc Lập
Về giải pháp trong thời gian tới Sở GTVT cũng định hướng có thống kê báo cáo Bộ về biển báo khu vực nội đô, ngoại ô. Triển khai ngay việc điều chỉnh vận tốc các tuyến đường có xảy ra tai nạn ở các nơi đã điều chỉnh vận tốc cho phù hợp; tăng thêm hệ thống biển báo, nhận diện xử lý tối ưu hóa hạ tầng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.