Không chỉ có tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh (Q.1, TP.HCM), mà hầu hết các tượng đài vị tướng vĩ đại này tọa lạc ở công viên Trần Hưng Đạo (TP.Vũng Tàu), công viên Bạch Đằng (TP.Nha Trang), đảo Song Tử Tây (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa), đồi Hải Minh (Quy Nhơn, Bình Định),... đều hướng mặt, chỉ tay về phía sông, biển.
tin liên quan
Lư hương trước tượng Đức Thánh Trần để người dân 'bốn mùa hương khói'Chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết, Trần Hưng Đạo được tôn thờ với nhiều vai trò.
Trước hết, ông là một nhân vật lịch sử, một thống soái thao lược, trí dũng song toàn, đã lãnh đạo quân dân Việt 3 lần chiến đấu và đại thắng quân Nguyên - Mông, giữ vững nền độc lập của nước nhà. Ông cũng được vinh danh là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới.
Trong tín ngưỡng, tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương là một vị thần trừ tà, giúp dân thoát khổ thoát nạn. Ngài được tôn thờ là Cha, là Đức Thánh trong đạo giáo. Về hàng bậc, Ngài được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ. Ngày giỗ và lễ hội kèm theo của Đức Thánh Trần cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha “tháng Tám giỗ Cha” (nguyên câu là "tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ") cùng với Bát Hải Đại Vương và được thờ riêng ở phủ Trần Triều.
|
|
|
“Việc thờ Ngài gồm đủ các loại hình đền, đình, điện, miếu, phủ, tĩnh, am và tượng đài đặt ở các vị trí công cộng cũng là một trong số đó. Hưng Đạo Đại Vương gắn liền với Bạch Đằng Giang - trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử, thể hiện được sự tài tình trong việc “nhân hòa” đoàn kết ba quân, hiểu “địa lợi” sông nước Việt Nam để cắm cọc, và nắm được “thiên thời” khi nào lui, khi nào đánh. Vì vậy, tượng đài Đức Thánh Trần thường hướng mặt về phía sông, phía biển cũng là điều dễ hiểu”, ông Dương Hoàng Lộc cho biết.
Cũng theo ông, tượng đài vị danh tướng thời Trần này khi được xây dựng ở hải đảo, biên giới, có hướng nhìn về sông, biển cũng ngầm mang ý nghĩa trấn giữ biên cương, bờ cõi nước nhà.
|
tin liên quan
Sân bay Tân Sơn Nhất: Chuyện 3 vali bị hỏng, vỡ của Đại sứ Việt Nam và lời giải thíchGiải thích về điều này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (Trung tâm phong thủy Đông Phương Cát, TP.HCM) cũng cho biết, tượng đài hướng mặt ra sông, ra biển là tuân theo cấu trúc phong thủy. Cấu trúc chung sẽ có các phần liên kết nhau theo thứ tự: sau lưng là “hậu sơn” (thế dựa núi); giữa là kiến trúc chính; trước mặt là “minh đường” (sông, biển, cánh đồng, mặt đường,…).
Theo đó, nếu “minh đường” quá rộng lớn, thì giữa kiến trúc chính và “minh đường” phải có một bức tường hoặc tượng đài lớn gọi là “án sơn”. “Án sơn” này có mục đích không cho “khí” trong kiến trúc chính thoát ra ngoài “minh đường” quá rộng kia.
“Như vậy, cứ cho thành phố là kiến trúc chính, sông Sài Gòn là “minh đường”, thì giữa đó phải có “án sơn”, nên người ta thường xây dựng các tượng đài. Các tượng đài này lại có quy luật là lấy mình làm gốc. Bởi việc giữ “khí” cho kiến trúc cũng giống như chủ nhà muốn giữ nhà vậy, mà muốn giữ thì phải ở thế chủ nhà, hướng mặt ra ngoài để quan sát, không được ở thế khách từ ngoài nhìn ngược vào. Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Q.1 cũng tuân theo cấu trúc phong thủy như thế”, bà Mi lý giải.
Bà cũng nói thêm: “Trong mọi niềm tin về tâm linh, khi muốn áp đảo một người, một vật, chúng ta phải nhìn thẳng vào người, vật đó. Dùng tượng trấn cũng vậy, mặt tượng phải nhìn ra để áp chế các khí xấu bên ngoài”.
Bình luận (0)