Dù ở phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm, vị giáo sư - tiến sĩ khoa học xấp xỉ tuổi 70 trong tay vẫn luôn giữ tập giấy ghi những lời từ tâm can của ông và gia đình để nói về sự mất mát, ra đi của đứa con gái duy nhất.
Vị giáo sư già ấy là cha của V.T.H.A, người bị Nguyễn Đăng Thành (36 tuổi, quê Bình Định) tước đi mạng sống ngay trước cửa nhà mình chỉ vì bị cáo yêu đơn phương, ghen tuông mù quáng.
tin liên quan
Vợ Việt chồng Úc từ yêu xa đến dũng cảm bỏ phố về nuôi heo, chăn cừu1 năm trời sống không điện, không nước trên mảnh đất bỏ hoang hơn 30 năm, cặp vợ chồng Việt - Úc đã làm nên điều kỳ diệu...
Dang dở những dự định đẹp
|
“Sáu năm, cứ đến ngày giỗ của con, cả gia đình tôi không thể nào quên được cái giây phút kinh hoàng ấy. Đến bây giờ gia đình chúng tôi cũng không dám tin việc đứa con gái không còn”, giọng vị giáo sư già run run trước HĐXX sơ thẩm.
Thời gian trôi đi nhưng khi nghe lại lời nhận tội của bị cáo, mái tóc bạc trắng của vị giáo sư vẫn rung lên từng hồi. Vợ ông ngồi cạnh cũng không cầm được những giọt nước mắt, bàn tay xoa lồng ngực để nén cơn đau. Bà không bao giờ có thể tưởng tượng được đứa con gái xinh xắn của mình bị tước đoạt mạng sống một cách tàn độc như thế.
8 tháng sau phiên sơ thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ án “giết người” theo kháng cáo của gia đình nạn nhân, đề nghị tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình đối với bị cáo, đồng thời tăng mức bồi thường thiệt hại.
Khi trình bày nội dung kháng cáo, vị giáo sư già vẫn run run đôi bàn tay cầm xấp giấy 20 trang, giọng cố gắng nhấn mạnh lại nỗi đau mất con, hành vi tàn bạo của bị cáo đã khiến ông và vợ mất đi đứa con gái duy nhất, anh mất em, em mất chị… “Tôi phải viết sẵn ra giấy, đọc mới có thể nói hết ra nỗi lòng, tâm trạng”, ông trình bày với HĐXX.
tin liên quan
Oái oăm cuộc đời thiếu nữ Trần Văn Hải với giới tính nam trong khai sinhCái tên Trần Văn Hải, giới tính nam nằm trong giấy khai sinh và sổ hộ khẩu với bao hệ lụy: nghỉ học, không đi làm được trở thành nỗi ám ảnh của thiếu nữ 17 tuổi ở An Truyền.
“Hóa đá” giữa sân tòa
Không khí nặng trĩu khi gia đình nạn nhân trình bày nỗi đau mất con, phía sau vành móng ngựa, Thành cúi đầu. Sau lưng bị cáo, bên phải là cả gia đình vị giáo sư ngồi lặng thinh; góc trái, một người phụ nữ gầy gò, da ngăm đen, quần áo bạc màu cũng ngồi im lặng, lâu lâu ngước mắt lên nhìn bị cáo, vẻ mặt đớn đau pha chút hy vọng… B
à là mẹ của bị cáo, đến từ tỉnh Bình Định, lặng lẽ đứng dậy trả lời khi HĐXX hỏi về trách nhiệm chịu thay con bồi thường gia đình bị hại, rồi lại lặng lẽ ngồi xuống, cúi đầu như nhận tội cùng con trai.
Thành là con trai thứ 2 và cũng từng là niềm tự hào duy nhất của bà. Tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa TP.HCM, Thành làm việc tại một công ty IT lớn ở TP.HCM, có cơ hội đi học và làm việc ở nước ngoài. Bà đâu ngờ có ngày con trai mình vì yêu, vì ghen, vì nông nổi mà dẫn đến hành vi giết người, phải trả giá cả một thời trai trẻ.
Ở phiên tòa sơ thẩm, khi tòa tuyên bị cáo ngoài mức án chung thân còn phải cùng gia đình bồi thường gia đình nạn nhân 300 triệu đồng, một số PV đến hỏi bà về trách nhiệm bồi thường. Bà chỉ nói đại ý rằng, con gây nên tội tày đình, giờ bà sẽ bán đi những gì có thể và chạy vạy để đủ số tiền bồi thường gia đình nạn nhân, với mong muốn gia đình bị hại nguôi ngoai bớt nỗi đau.
Đến phiên phúc thẩm, nhìn người mẹ ấy, không ai thêm một lần nữa đến hỏi chuyện, bởi sợ lại chạm tới tận cùng nỗi đau của người mẹ khắc khổ. Bà từng chăm sóc một người chồng bị tâm thần. Đến khi chồng mất, bà lại một mình chăm hai đứa con, trong đó anh trai bị cáo cũng bị tâm thần…
tin liên quan
Chuyện tình cổ tích Việt thời nay - Kỳ 1: Trai đẹp cưới ngay cô nàng 'lỡ đò'Anh Nào đẹp trai, phong độ yêu người phụ nữ hơn mình 2 tuổi, khuyết tật và một lần 'lỡ đò' ngay sau buổi gặp đầu tiên. Nhiều người nói ra nói vào khiến chị tổn thương nên anh quyết định không yêu nữa mà 'lấy luôn'.
Kết thúc phiên phúc thẩm, HĐXX tuyên y án sơ thẩm phạt tù chung thân đối với Thành, buộc bị cáo và gia đình bồi thường gia đình người bị hại 348 triệu đồng. Mẹ bị cáo đứng dậy, tay vịn thành ghế cho vững, rồi chợt nhớ đứa con trai của bà đang bị còng tay dẫn giải ra xe, bà như bừng tỉnh chạy theo muốn nói với con một đôi lời nhưng không kịp, đành đứng nhìn theo chiếc xe xa khuất dần cùng tiếng còi hụ xoáy vào tâm can.
Bà đứng đó, bóng đổ dài hắt trên sân tòa như tượng đá. Bao vất vả nuôi con, bao hy vọng để rồi giờ gánh chịu nỗi đau tột cùng. Nhưng dù sao, con bà cũng còn hy vọng được sống…
Bình luận (0)