(TNO) Quân đội Mỹ sẽ điều thêm binh lực không quân, lục quân và vũ khí tối tân đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa lúc triển khai sự tái cân bằng chiến lược, theo phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La vào sáng nay, 1.6.
>> Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương (*)
>> An ninh Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia
>> Châu u quan tâm Đối thoại Shangri-La
>> Một số hình ảnh hoạt động của Thủ tướng tại Đối thoại Shangri-La
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại tại Shangri-La 12
>> Mong chờ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La
Trong bài phát biểu nêu ra tầm nhìn về an ninh khu vực, ông Chuck Hagel trấn an các đồng minh và đối tác tại diễn đàn an ninh ở Singapore rằng Mỹ hoàn toàn có thể tiếp tục chiến dịch chuyển trọng tâm đến châu Á bất chấp việc cắt giảm ngân sách.
“Thật dại dột và thiển cận khi kết luận… sự cam kết của chúng tôi với việc tái cân bằng không thể được duy trì”, ông Hagel lưu ý về việc Mỹ chiếm đến 40% ngân sách quốc phòng toàn cầu ngay cả trong những “kịch bản ngân sách khó khăn nhất”.
|
Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước, ông Hagel phác ra ra một số vấn đề an ninh gai góc nhất của khu vực, gồm cả nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh Trung Quốc và những hoạt động tiêu cực trong không gian và không gian mạng.
Mặc dù lưu ý đến quan ngại của Mỹ về những vụ đột nhập mạng có liên hệ đến chính phủ và quân đội Trung Quốc, ông Chuck Hagel nhấn mạnh niềm tin rằng việc giải quyết nhiều an ninh khu vực sẽ cần đến sự hợp tác gần gũi hơn giữa Washington và Bắc Kinh.
“Xây dựng một mối quan hệ tích cực và mang tính xây dựng với Trung Quốc là một phần quan trọng trong sự tái cân bằng của Mỹ ở châu Á. Dù Mỹ và Trung Quốc sẽ có các bất đồng nhưng điều quan trọng là những bất đồng đó được giải quyết trên cơ sở đối thoại liên tục và tôn trọng”, ông Hagel nói.
Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Hagel tại Đối thoại Shangri-La trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, với tư cách thượng nghị sĩ Mỹ trước đây, ông là những người ủng hộ diễn đàn an ninh này trong thời kỳ sơ khai, từng dẫn đầu một đoàn đại biểu Mỹ trong hội nghị đầu tiên cách đây 12 năm và phát biểu vài lần tại diễn đàn.
Ông Hagel đã nhấn mạnh những nỗ lực của Mỹ nhằm tăng thêm quan hệ với các đồng minh và đối tác trong khu vực thông qua tiếp cận song phương và cả đa phương.
Ông Hagel cũng thông báo việc mời một số bộ trưởng Quốc phòng thuộc một số nước ASEAN tham dự hội nghị được Mỹ tổ chức lần đầu tiên vào năm tới ở Hawaii.
Vào năm ngoái, cũng tại Đối thoại Shangri-La, người tiền nhiệm Leon Panetta của ông Hagel đã cam kết Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân đến châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020.
Tương tự, ông Hagel nói không quân Mỹ sẽ duy trì 60% máy bay và nhân lực tại khu vực trong khi lục quân Mỹ và thủy quân lục chiến sẽ trở lại với vai trò của họ tại châu Á - Thái Bình Dương sau khi kết thúc các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, theo Reuters.
Ông Hagel nói trong tương lai Lầu Năm Góc sẽ ưu tiên triển khai phần lớn các hệ thống vũ khí tối tân đến Thái Bình Dương, gồm cả tiêm kích cơ F-22 Raptor, chiến đấu cơ tàng hình F-35 và tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia.
Ông cũng ngụ ý khu vực có thể sớm chứng kiến các vũ khí tối tân khác, lưu ý về kế hoạch triển khai vũ khí laser trên tàu USS Ponce của hải quân vào năm tới và vụ cất cánh đầu tiên của một máy bay không người lái từ tàu sân bay vào tháng trước.
Sơn Duân
>> Một số hình ảnh hoạt động của Thủ tướng tại Đối thoại Shangri-La
>> Đối thoại Shangri-La: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo nguy cơ thầm lặng
>> Châu u quan tâm Đối thoại Shangri-La
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm diễn giả chính của Đối thoại Shangri-La
Bình luận (0)