• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Đối thoại với thanh niên

24/05/2019 09:15 GMT+7

Buổi đối thoại trực tuyến giữa Bí thư thứ nhất TW Đoàn Lê Quốc Phong với thanh niên vừa được tổ chức trong tháng Thanh niên. Thời Trang Trẻ trích đăng một số câu hỏi của Đoàn viên Thanh niên cả nước và phần phản hồi của Bí thư Thứ Nhất TW Đoàn.

Bài: Thùy Dung (tổng hợp)

 

Nói về mục đích tổ chức buổi đối thoại, ông Lê Quốc Phong cho biết: “TW Đoàn tổ chức buổi đối thoại để có điều kiện trao đổi, lắng nghe các đoàn viên, thanh niên trong cả nước. “Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng” là chủ đề của năm 2019, cũng là chủ đề thú vị về công việc tình nguyện mà Thanh niên cả nước đã đang làm. Sức trẻ, tinh thần tình nguyện tiếp tục là thế mạnh, hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Việt Nam được xã hội tôn trọng và được nhiều bạn trẻ tham gia”.

 

TW doan

 

Thanh niên tình nguyện  vì cộng đồng

Thưa anh, có phải cứ tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng thì sẽ trở thành một thanh niên tốt?

Nếu bạn trẻ tham gia tình nguyện thường xuyên sẽ bồi đắp cho bản thân tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng, rèn luyện được nhiều kỹ năng và trở thành người tốt – chính là điều bạn đang đặt mục tiêu phấn đấu. Tôi mong bạn, cũng như các bạn trẻ khác tham gia hoạt động tình nguyện nhiều hơn.

Có nên xây dựng lộ trình để từng bước đưa các hoạt động tình nguyện trở thành một hoạt động bắt buộc đối với học sinh cấp 3 và sinh viên Đại học nói riêng và thanh niên nói chung hay không?

Trong hoạt động tình nguyện, sinh viên đóng vai trò chủ đạo. Ngoài hoạt động thường xuyên, sinh viên còn có những chiến dịch lớn như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Tình nguyện Mùa Đông… Các địa phương cũng tổ chức nhiều chiến dịch tình nguyện lớn hướng tới học sinh THPT như chiến dịch Hoa phượng đỏ. Rất nhiều chiến dịch thường xuyên được tổ chức trong các trường PTTH, Cao đẳng cho các đoàn viên, thanh niên tham gia. Nhiều trường Đại học xem việc tham gia tình nguyện như tiêu chí cần có của Sinh viên trong quá trình học tập. Chẳng hạn như trong thang điểm có dành tỉ trọng điểm tương đối cho hoạt động tình nguyện để khuyến khích SV tham gia. Nhiều trường có những quan tâm, hỗ trợ trong điều kiện của trường như khen thưởng, xét ở ký túc xá, học bổng, giải thưởng… Đây chính là sự ghi nhận của nhà trường nên mới xem nó như phương thức giáo dục SV. Tôi nghĩ, nếu các trường học xem việc tham gia tình nguyện như tiêu chí cần khuyến khích động viên SV tham gia thì là xu thế tốt. Đây không chỉ là xu thế ở Việt Nam mà các trường đại học, THPT trên thế giới cũng coi việc tham gia hoạt động cộng đồng là tiêu chí ưu thế cho sinh viên.

 

tw 2

 

Hiện nay, bên cạnh các thanh niên nhiệt huyết, tích cực học tập, rèn luyện, xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện vẫn còn một số thanh niên thiếu ý thức, không tuân thủ pháp luật… Đoàn có giải pháp nào?

Việc tham gia tình nguyện là của các bạn muốn cống hiến, chia sẻ. Còn biểu hiện thiếu ý thức chấp hành pháp luật, ứng xử thiếu văn hóa là hiện trạng chung. Đây là hiện tượng cần tăng cường giải pháp tuyên truyền để định hướng các bạn điều chỉnh thói quen tốt hơn. Xã hội cũng rất quan tâm biểu hiện các bạn trẻ trong quá trình phát triển trưởng thành. Làm sao để các bạn trẻ có lối sống văn minh nơi công cộng, đặc biệt là tuân thủ pháp luật. Có nhiều giải pháp, trong đó chính cộng đồng, bạn bè xung quanh nhắc nhở nhau về những biểu hiện chưa đẹp, chưa tốt, để giúp điều chỉnh hành vi, thay đổi nhận thức cho bộ phận thanh niên này tốt hơn. Các tổ chức Đoàn, Hội đã làm được nhiều hoạt động tuyên truyền về ý thức tham gia giao thông, ứng xử văn hóa, thói quen tốt của SV… nhưng chưa đủ. Trong điều kiện đòi hỏi cao hơn thì giải pháp phải hiệu quả hơn. Và quan trọng là các bạn đoàn viên, thanh niên cùng giúp nhau nhận thức hành vi trong chính cộng đồng. Tôi tin rằng, bằng giải pháp của Đoàn, ý thức vào cuộc của sinh viên, thì hành xử của đoàn viên, thanh niên sẽ tốt hơn. Đoàn viên Thanh niên sẽ là lực lượng xây dựng văn hóa tốt hơn.

Có những trường hợp thanh niên bị tai nạn khi tham gia các hoạt động tình nguyện. Vậy việc thực hiện chính sách đối với những trường hợp này như thế nào?

Đây là điều nếu có xảy trong quá trình tham gia tình nguyện là đáng tiếc. Chính phủ đã có Nghị định 57 quy định chính sách tình nguyện, quy định rõ trường hợp tai nạn, rủi ro trong hoạt động tình nguyện, tuỳ theo trường hợp cụ thể sẽ có hỗ trợ. Nhưng chúng tôi mong muốn các hoạt động tình nguyện sẽ không xảy ra những trường hợp này. Vì vậy, các tổ chức Đoàn, Hội và các đội nhóm khác cần có sự khảo sát kỹ lưỡng, làm sao vừa thực hiện tốt nhiệm vụ, vừa đảm bảo an toàn cao nhất cho các thành viên tham gia. Trước mỗi chiến dịch, chúng tôi luôn quán triệt điều này để không xảy ra tình huống mất an toàn trong hoạt động tình nguyện, đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động tình nguyện.

Đề xuất các ý tưởng cho hoạt động tình nguyện

 

TW 3

 

Trong năm 2019, TW Đoàn đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi thanh niên, đoàn viên, hội viên tham gia ít nhất 2 hoạt động tình nguyện trong năm. Đoàn sẽ tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia như thế nào?

Đây là một định hướng mang tính cộng đồng của Đoàn. Chúng tôi không đặt chỉ tiêu chính thức trong năm, nhưng là mục tiêu để vận động đoàn viên, thanh niên tham gia. Để làm được, cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, nhất là từ cơ sở, vì nơi đó là nơi tổ chức nhiều hoạt động để đoàn viên, thanh niên có thể tham gia. Trong hoạt động tình nguyện, nhiều nội dung gắn trực tiếp với địa bàn khó khăn, cần vận động đoàn viên tham gia giải quyết. Do đó, mỗi chi Đoàn, chi Hội tổ chức được hoạt động cho các đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ 2, phải có phương thức mới trong tổ chức hoạt động tình nguyện. Ngoài hoạt động của Đoàn, Hội thì nhiều bạn mong muốn tự thân hình thành các nhóm triển khai. Đó cũng là phương thức tốt, cũng là lan tỏa từ phong trào tình nguyện của Đoàn.

Ở cấp độ cao hơn, chúng ta cũng mở ra các phương thức mới. Ngoài hoạt động thường xuyên, chúng ta cũng tổ chức các chiến dịch tình nguyện dành riêng cho các đối tượng cụ thể như SV, học sinh và bộ đội, các đoàn viên công nhân, cán bộ công chức… ; mỗi hoạt động gắn với nhiệm vụ chính trị, như tiếp xúc đến trường, tiếp xúc mùa thi. Mỗi hoạt động đi vào nội dung cụ thể mở ra nhiều không gian, điều kiện để các đoàn viên có thể lựa chọn, tham gia. Chúng ta chuyển hướng để các bạn đoàn viên, thanh niên đề xuất các nội dung hoạt động cụ thể bằng sự quan sát của mình, thấy nơi nào cần, khó khăn thì đề xuất và các đơn vị làm tình nguyện để có hoạt động tình nguyện gắn với đời sống, gắn với thực tiễn. Tôi tin rằng, khi bạn đã có tinh thần tình nguyện, có nhiệt huyết thì các bạn sẽ tìm được điều kiện, môi trường cụ thể, thậm chí đề xuất ý tưởng hay cho các hoạt động tình nguyện.

Anh đánh giá thế nào về việc tổ chức hoạt động tình nguyện tại các cơ quan, đơn vị khi đoàn viên thường bận rộn với việc chuyên môn và việc gia đình?

Các đối tượng học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn tích lũy kiến thức nên ngoài học tập thì thời gian còn lại tham gia hoạt động của đoàn, xã hội thoải mái hơn và có nhiều không gian hơn so với các đối tượng khác. Vì vậy, các chiến dịch của Đoàn Thanh niên thường tập trung các đối tượng này và có các hoạt động dài, tập hợp đông đảo lực lượng. Đối với khu vực đối tượng khác, đây là hoạt động phát huy tinh thần tự nguyện nên phù hợp. Do đó, Đoàn cũng có phương thức linh hoạt phù hợp đối với đối tượng thanh niên này. Chẳng hạn như chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” dành cho công nhân và cán bộ, công chức chủ yếu được tổ chức vào kỳ nghỉ cuối tuần. Hay như “Ngày thứ 7 tình nguyện” là nơi các bạn cán bộ, công chức tư vấn bà con thủ tục hành chính; lực lượng công an xuống làm chứng minh nhân dân tại chỗ cho bà con, mà vì điều kiện nào đó, bà con không đi làm được… Đó là công việc hết sức cụ thể phù hợp điều kiện của Đoàn viên thanh niên trong khu vực này. Chúng tôi không đo kết quả tình nguyện bằng thời gian tham gia, hay tham gia đông hay ít, mà đo bằng hiệu quả công việc, giá trị mang lại, góp sức của từng bạn để có thể thúc đẩy sinh viên.

 

TW 4

 

Anh có thể chia sẻ thêm về cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên du học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện?

Khi tôi gặp các bạn sinh viên ở nước ngoài thì đây là câu các bạn hay hỏi nhất. Thực tế, các bạn du học sinh Việt Nam ở nước ngoài cũng có nhiều hoạt động hướng về nước khi có tình huống khó khăn, chia sẻ với đồng bào vùng thiên tai. Tôi biết để có nguồn lực, các bạn vận động mời gọi trong bạn bè, người nước ngoài trong cộng đồng đang sinh sống. Tôi cũng biết có những nhóm vận động xong cử đại diện về nước trực tiếp thực hiện các hoạt động. Ở góc độ Đoàn, Hội, chúng tôi khuyến khích và mong muốn các bạn du học sinh Việt Nam ở nước ngoài có nhiều hơn hoạt động này. Còn khi các bạn về nước, trong những kỳ nghỉ hè, chúng tôi có thể giới thiệu đến các bạn những đơn vị cụ thể để tham gia.

Nếu như các bạn có nguồn lực muốn triển khai tại Việt Nam thì thay vì tự kết nối trực tiếp, chúng tôi sẽ có hỗ trợ từ kết nối, giới thiệu đến các đơn vị trong nước để phối hợp triển khai. Thực tế không chỉ có du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, mà còn có nhiều nhóm sinh viên nước ngoài như Malaysia, các nhóm của Liên hiệp quốc cũng tìm đến Việt Nam để tổ chức các hoạt động tình nguyện, chúng tôi đều có hỗ trợ từ giới thiệu địa chỉ, kết nối địa phương. Nếu các du học sinh có nhu cầu tình nguyện, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ để các bạn thực hiện được tốt nhất những kế hoạch của mình.


Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp

Bên cạnh những lợi ích internet, mạng xã hội mang lại, cũng có những mặt tiêu cực đi kèm như tạo nên trào lưu sống ảo, thanh niên dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, độc hại,… Để nâng cao kỹ năng tham gia mạng xã hội an toàn, lành mạnh cho thanh niên, TW Đoàn sẽ tập trung thực hiện những giải pháp nào trong thời gian tới?

Đây là vấn đề mà TW Đoàn đang quan tâm và đã có nhiều giải pháp để triển khai, giúp thanh niên có kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội. Tôi nghĩ đây không chỉ là vấn đề quan tâm của tổ chức Đoàn, Hội, mà còn là sự quan tâm chung của xã hội. Chúng tôi có cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Qua đó, chúng tôi mong muốn trang facebook cá nhân ngoài chia sẻ đời sống cá nhân, gia đình, kết nối bạn bè thì các bạn dành thời gian chia sẻ với nhau về những hành động đẹp, tích cực trong xã hội. Đó có thể là những hành động, câu chuyện trên giảng đường hay trên đường đến trường có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ để hành động tích cực hơn. Tôi tin nếu mỗi thanh niên đều làm như vậy thì 24 triệu thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ làm được nhiều điều tích cực trong xã hội.

Thứ hai, chúng tôi quan tâm làm sao để các bạn có diễn đàn tiếp cận những tin tích cực khi hiện giờ thông tin trên mạng xã hội rất khó kiểm chứng; làm sao để thanh niên có bản lĩnh trong việc tiếp nhận và xác minh thông tin. Nếu không ứng xử đúng với thông tin thì vô tình tiếp tay lan truyền tin xấu, tin độc. Còn nếu ứng xử tốt thì sự đấu tranh, phản biện lại những điều tiêu cực của bạn trẻ cũng là góp phần bảo vệ chính bạn bè mình và cộng đồng trên mạng xã hội. Nếu đặt tâm thế đó, thì mỗi người trẻ Việt Nam tham gia mạng xã hội sẽ có hành động tốt hơn.

 

TW 6

 

Sự chuyên nghiệp của hoạt động tình nguyện

Khi nhắc đến hoạt động tình nguyện, không ít người liên tưởng nhiều đến các hoạt động thanh niên dùng sức lao động chân tay là nhiều, giá trị thực tế mang lại cho xã hội chưa cao. Đoàn định hướng như thế nào để tăng cường các hoạt động tình nguyện có chiều sâu, hàm lượng tri thức cao và có giá trị hỗ trợ xã hội lớn?

Quan trọng nhất của hoạt động tình nguyện là mang lại giá trị gì rồi mới tới việc dùng sức lực hay trí lực để giải quyết. Chẳng hạn, một chiến dịch dọn vệ sinh môi trường cần lực lượng sinh viên tham gia và giá trị mang lại là tích cực khi chúng ta giải quyết được điểm đen về môi trường. Bên cạnh đó, khi chúng ta tham gia không chỉ là bỏ sức lực để giải quyết điểm đen mà còn trải nghiệm được hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoạt động tình nguyện phát huy đúng chuyên môn, xác định nội dung công việc là hết sức quan trọng. Sau đó mới tới việc lựa chọn đối tượng tham gia và phương thức giải quyết. Chúng ta đã đi chặng đường dài, rất nhiều bài học đặt ra, chúng tôi thường nói sự chuyên nghiệp trong hoạt động tình nguyện từ đó chúng ta lựa chọn đúng nhóm đối tượng thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện như vậy.

Yêu cầu tình nguyện rất đa dạng, do đó cần có nhiều môi trường, hoạt động cho thanh niên tham gia. Có nhiều bạn tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, trồng cây xanh nhưng cũng có nhiều bạn lựa chọn hoạt động tình nguyện cần thời gian dài, cần đầu tư, nghiên cứu để ra được giải pháp hiệu quả dù cùng về vấn đề môi trường, như giữ môi trường xanh sạch đẹp, bền vững. “Đó là các giá trị mà tôi nghĩ trong hoạt động tình nguyện rất đa dạng. Khi các bạn tham gia hoạt động tình nguyện thì phải xác định hoạt động đó hướng tới mục tiêu gì và những gì các bạn nhận được cho bản thân mình là gì”, anh Phong nhấn mạnh. 

TW Đoàn có định hướng như thế nào để các tổ chức tình nguyện hoạt động độc lập được phát huy khả năng của mình?

Câu lạc bộ Cà phê suối Mơ – CLB tình nguyện độc lập không phải của tổ chức Đoàn, Hội - là 1 trong 10 nhóm tình nguyện được trao Giải thưởng tình nguyện quốc gia. Đó chính là câu trả lời về việc tổ chức Đoàn, Hội luôn ủng hộ và hỗ trợ các tổ chức tình nguyện hoạt động độc lập phát huy khả năng của mình. Chúng tôi xem hoạt động tình nguyện là tự nguyện và sự chung tay vì cộng đồng nên không phân biệt những mô hình không phải là tổ chức Đoàn, Hội lập ra. Chúng tôi sẽ kết nối hỗ trợ nhóm thanh niên tình nguyện với mục tiêu chung cho sự phát triển của cộng đồng.

Các thanh niên hoạt động tự do, làm thế nào để tìm được thông tin về hoạt động của Đoàn để tham gia?

Hiện tại, Ban Chấp hành TW Đoàn đã giao Trung tâm Thông tin nguồn lực tình nguyện quốc gia có trách nhiệm kết nối mong muốn tham gia tình nguyện của tất cả mọi người trong xã hội, trong đó có lực lượng thanh niên. Vì thế nếu có nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện, bạn có thể liên hệ với tổ chức Đoàn, Hội ngay trên địa bàn mình sinh sống hoặc làm việc. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Công tác Xã hội được giao chức năng thực hiện công tác tình nguyện trên địa bàn. Bạn cũng có thể liên hệ Trung tâm Thông tin nguồn lực tình nguyện quốc gia của TW Đoàn để đề xuất nguyện vọng của cá nhân. Khi có hoạt động phù hợp thì chúng tôi thông tin và mời các bạn tham gia. 

 

Cho đi là nhận lại

Là Bí thư thứ nhất TW Đoàn, anh gửi gắm điều gì đến các bạn thanh niên khi tham gia tình nguyện?

Tôi cũng như các bạn ngồi đây đều từng tham gia nhiều hoạt động thanh niên tình nguyện. Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng tình nguyện là môi tường tốt để chúng ta có nhiều trải nghiệm và sự trưởng thành. Chúng ta nghĩ tình nguyện là cái cho đi nhưng chính những câu chuyện của người dân, mảnh đất nơi ta đến cũng cho chúng ta những trải nghiệm, những bài học vô giá. Tình nguyện cho đi cũng là nhận lại. Với ý nghĩa đó, tôi nghĩ các bạn trẻ chưa một lần tham gia tình nguyện hãy đến, tham gia các hoạt động tình nguyện để cảm nhận điều đó.

 

TA 8

 

Tình nguyện – Nét đẹp chung của thanh niên Việt Nam

Kết thúc buổi đối thoại, Bí thư thứ nhất TW Đoàn Lê Quốc Phong chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui bởi sự quan tâm của sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước về chủ đề tình nguyện - phong trào lớn của Đoàn. Càng vui hơn khi sự quan tâm này không chỉ khu trú ở một đối tượng nào. Mà đó là sự quan tâm chung của toàn thanh niên Việt Nam từ học sinh, sinh viên, du học sinh, tiến sĩ trẻ, người ảnh hưởng lớn trong xã hội… Điều đó cho thấy tình nguyện là nhu cầu rất lớn, nhu cầu đẹp thanh niên quan tâm và mong muốn tham gia đóng góp cho xây dựng đất nước. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho tổ chức Đoàn làm sao tổ chức tốt hơn, đổi mới nhiều phương thức đáp ứng được nhu cầu của thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Đặc biệt là vấn đề làm sao tổ chức được các hoạt động tình nguyện thiết thực hiệu quả để thu hút thanh niên tham gia nhiều hơn, nâng cao chất lượng, giá trị của hoạt động tình nguyện để làm sao đưa tình nguyện là nét đẹp trong đời sống của thanh niên và trở thành nét đẹp chung của thanh niên Việt Nam”.

Top
Top