* Cục đã từng có văn bản yêu cầu Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) dừng việc triển khai thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc qua kênh truyền hình được truyền dẫn qua tivi (TV) tại phòng lưu trú khách sạn. Nay VCPMC tuyên bố thu lại. Vậy Cục có văn bản gỡ lệnh yêu cầu dừng chưa?
- Theo văn bản trước đây, Cục Bản quyền tác giả yêu cầu dừng ngay việc thực thi thu tác quyền tại phòng khách sạn với TV cho đến khi VCPMC xác định được tác phẩm âm nhạc được khai thác của chủ sở hữu quyền tác giả là hội viên của trung tâm và xây dựng biểu mức quyền tác giả quyền liên quan đối với tác phẩm được khai thác sử dụng, sau đó tiến hành đàm phán để nhận được sự đồng thuận.
Trong buổi làm việc ngày 18.8 vừa qua với VCPMC, bên đó cũng yêu cầu chúng tôi ra văn bản, xong chúng tôi không thể vì Cục Bản quyền không có thẩm quyền này. Chúng tôi dừng việc thu cho đến khi họ xác định làm đúng được các việc bóc tách được tác quyền, bài nào có ủy quyền, đàm phán thì họ thu tiếp. Trong cuộc họp đó, chúng tôi cũng nhắc lại nguyên tắc đã yêu cầu. Còn nếu ông đúng rồi thì ông tự đi tiếp. Nếu đàm phán không được, lại gây bức xúc dư luận thì Cục Bản quyền lại xem xét lại yêu cầu dừng. Khẳng định luôn.
Chúng tôi cũng nhắc trong buổi làm việc là phải trưng hợp đồng ủy quyền. Tôi khẳng định nếu anh không làm được, tôi yêu cầu dừng. Nhưng tôi cũng đưa ra giải pháp, anh xây dựng danh sách các tác giả, công chứng, sau đó trình danh sách khi làm việc hoặc trên mạng.
* Nếu thu theo năm, thì hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp cả năm đó, TV không phát một bài nào mà VCPMC được ủy quyền. Thế thì sao lại thu tiền?
- Đúng. Nếu không có tác phẩm anh được ủy quyền thì không bao giờ có 25.000 đồng/năm. Khẳng định như thế.
* Vô lý như vậy và VCPMC không nói gì đến khả năng đó mà chỉ đưa ra khoản tiền thôi. Ông nghĩ sao về việc này?
- Cái này đúng là vô lý. Theo quan điểm của cơ quan quản lý thì việc ông đặt ra như thế là không thể được. Phải có tác phẩm của nhạc sĩ của hội viên ủy quyền cho ông ấy, được khai thác sử dụng trong phòng đó thì ông mới được quyền thu tiền. Còn tiền bao nhiêu do các bên thỏa thuận.
|
* Trước khi thu, VCPMC có nghĩa vụ phải chứng minh cái TV đó, khách hàng đó có sử dụng tác phẩm mà mình đang nắm tác quyền không?
- Phải chứng minh. Ông đến thu, thu cái gì, thu tác quyền âm nhạc, những bài nào, là tác phẩm âm nhạc của những nhạc sĩ nào, thế hợp đồng ủy quyền của nhạc sĩ cho ông đâu. Trình ra được 10 thì nhận 10, còn không thì không được.
Việc triển khai thu phải có lộ trình truyền thông trong đó tập trung vào các đối tượng ông chuẩn bị thu. Ví dụ karaoke, khách sạn… Về truyền thông, ông cũng phải công khai hội viên, những người ủy quyền cho ông, phải được công chứng. Việc tiếp theo là thu đấy phải xác định trong bao nhiêu bài có bao nhiêu bài thuộc quyền chúng tôi. Trong nội dung truyền thông phải làm rõ được việc đấy để tránh tình trạng đi thu thì người ta hỏi.
* Luật VN quy định phải có ủy quyền mới được thu tiền tác quyền. Việc thu mỗi TV 25.000 đồng/năm sẽ trái luật. Tại sao lại tồn tại một đề xuất trái luật như thế?
- Nguyên tắc là trong phòng đấy, trong năm đấy, phải có tác phẩm âm nhạc của ông được sử dụng thì ông mới được định ra giá. Nhưng còn phải có việc thỏa thuận với bên kia nữa.
* Trong quá trình đàm phán, khách sạn có buộc phải dỡ TV không?
- Không. Không có điều luật nào bắt dỡ TV cả. Ông phải chứng minh cho tôi là tôi dùng tác phẩm của ông. Còn đưa nhau ra tòa tôi cũng đi.
* Việc chứng minh đó sẽ cần cụ thể đến đâu?
- Về nguyên lý là phải có chiết xuất ra trong từng này phòng có phòng nào sử dụng âm nhạc hay không. Chiết xuất đến tận từng phòng. Nếu khách sạn bảo không xem thì ông phải trình được ra là khách sạn có xem. Sau đó thì tiền vẫn cứ phải thỏa thuận trả thế nào. Cần phải trình rõ, khách sạn dùng bài nào, vào lúc bao nhiêu giờ, tần suất bao nhiêu.
Bình luận (0)