|
Ông Olive Ng đến từ Công ty Ever Rite International cho biết công ty này đặt nhà máy tại Đài Loan từ năm 1973 và sau đó chuyển dần sang Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia, nhưng đến tháng 9.2013 đã chuyển toàn bộ sang VN. Hiện ở VN, Ever Rite International có 52 dây chuyền sản xuất và sẽ gia tăng trong thời gian tới. Lý do rút khỏi Trung Quốc là nước này thay đổi tỷ giá hối đoái khiến chi phí sản xuất của các DN tăng. Trong khi VN duy trì tỷ giá ngoại tệ ổn định, nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động chỉ bằng 38% so với Trung Quốc và năng suất lao động tương đương, thậm chí tay nghề còn cao hơn.
Ông Scott Thomas, Công ty Wolverine Worldwide, cũng cho biết hiện nguồn cung của công ty từ Trung Quốc chiếm đến 75%, chiến lược của công ty này đến năm 2020 sẽ giảm nguồn cung từ Trung Quốc xuống còn khoảng 33% và phần còn lại đa số sẽ dịch chuyển sang VN (hiện nguồn cung tại VN cho Wolverine Worldwide chiếm 14,5%).
Ngành da giày VN hiện đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 8,5 tỉ USD trong năm 2013. Toàn ngành có gần 600 DN cùng hơn 600.000 lao động và trên 500.000 lao động trong ngành hỗ trợ. Năng lực sản xuất của toàn ngành ước tính đạt 800 triệu đôi giày dép/năm, 120 triệu túi xách/năm và 200 triệu sản phẩm da/năm.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN, điểm yếu của VN là thiếu hụt vật tư chủ chốt gồm da, PVC, PU, vải, phụ kiện; thiếu khả năng phát triển sản phẩm và marketing. Để tận dụng các cơ hội mới, quan trọng nhất là phải có sự chủ động hơn về nguyên liệu nhằm tăng tính cạnh tranh, bởi các mặt hàng sản xuất trong khối ASEAN và Trung Quốc cũng có chi phí tương đương.
Theo thống kê của FDRA, năm 2013 Mỹ nhập khẩu hơn 2,3 tỉ đôi giày, bình quân một người Mỹ mua 7,32 đôi giày/năm.
Mai Phương
>> Kiểm soát môi trường trong phát triển nguyên liệu dệt may, da giày
>> Xuất khẩu da giày sẽ đạt 11,33 tỉ USD năm 2014
>> Mở cửa ngay ngành da giày?
>> Da giày có chớp được cơ hội ?
Bình luận (0)