Tháng cuối năm 2023, đi dọc cung đường Mai Bá Hương, Thích Thiện Hòa (thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM), không khó để thấy không khí sản xuất nhang trầm lắng hơn hẳn. Nhiều xưởng nhang than thở đơn hàng tết èo uột, sản lượng giảm mạnh so với mọi năm. Để duy trì, tránh bù lỗ, không còn cách nào khác ngoài việc cắt giảm nhân công, cắt giảm giờ làm.
Đơn hàng tết èo uột, chủ xưởng làm nhang bật khóc: ‘Mong thấy đường đi dễ hơn’
Xưởng nhang của chị Nguyễn Cát Bụi Thúy đã hoạt động hơn hai mươi năm. Với diện tích trên 5.000 mét vuông, số lượng công nhân hàng năm lên đến hàng trăm người, thế nhưng năm nay chỉ còn lại khoảng 70 người (bao gồm cả những nhân công nhận nhang về gia công tại nhà).
Chưa bao giờ chị chứng kiến tình cảnh khó khăn như hiện tại. Việc giảm nhân công chỉ là tạm thời, các chi phí đầu vào đều tăng cao, khiến chị Thuý phải xoay xở tìm cách bù lỗ.
Không riêng gì các cơ sở sản xuất nhang lớn mà ngay cả những hộ dân làm nhang nhỏ lẻ cũng gặp không ít khó khăn. Nào là những hộ gia đình phơi nhang ngoài trời, phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nay lại phải lo lắng thêm phần đầu ra, chi phí sản xuất, mà thu nhập mỗi ngày chỉ đạt khoảng 200.000 đồng/người.
Ông Xuân Lâm, nhận gia công nhang tại nhà đã hơn 10 năm nay. Do đã lớn tuổi nên hai vợ chồng ông chỉ còn cách trông cậy vào khoản tiền nhận được, sau khi giao nhang cho khách.
Làng nhang trăm tuổi Lê Minh Xuân là một trong những nơi có truyền thống sản xuất nhang lâu đời, sản xuất quanh năm và cao điểm tập trung các tháng cuối năm. Thế nhưng hiện tại, nhiều chủ xưởng nhang đang vẫn đang trong cảnh “mỏi mắt” chờ đơn hàng khi mà thời điểm Tết Nguyên đán đã cận kề.
Công nhân mất việc xoay xở đủ nghề trước tết: 'Tiền ăn không có lấy đâu tiền về'
Bình luận (0)