Không chỉ có những con số tuyệt đối nói trên khiến cho đồng euro bị tổn hại thanh danh mà chiều hướng biến động của tỷ giá hối đoái này khiến cho EU phải quan ngại sâu sắc.
Kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, đồng euro bị mất giá triền miên so với đồng USD, đã không ít lần “yếu hơn đồng USD”, tức là 1 euro không có giá trị bằng 1 USD như hiện tại và mọi lần phục hồi vượt quá ngưỡng 1:1 đều rất ngắn ngủi.
Đồng euro bị mất giá so với đồng USD |
reuters |
Đồng euro bị trượt giá như thế chủ yếu bởi hai nguyên nhân là tác động tiêu cực của chiến sự ở Ukraine và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). So với sự điều hành chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ECB đã tăng lãi suất cơ bản cho đồng euro muộn hơn và không quyết liệt bằng, nếu như không muốn nói là quá muộn và chưa đủ mức. Vì thế, lạm phát trong khu vực đồng euro (Eurozone) tăng nhanh và cao hơn so với lạm phát ở Mỹ.
Chiến sự ở Ukraine kéo theo cuộc đối đầu quyết liệt giữa EU và NATO với Nga. EU chủ trương cấm vận Nga xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá trong khi nguồn cung ứng thay thế chưa được đảm bảo. Vì thế, giá năng lượng trong EU tăng cao. Lo ngại về khả năng Nga chủ động ngừng hoàn toàn cung ứng khí đốt cho EU khiến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại của EU thêm nghiêm trọng. Giá cả tăng thì đồng tiền thêm rớt giá.
Triển vọng phục hồi tỷ giá của đồng euro so với đồng USD hiện không mấy sáng sủa bởi những nguyên nhân nói trên không dễ dàng được EU và ECB nhanh chóng khắc phục. Những ngày ảm đạm đối với đồng euro xem ra còn tiếp tục.
EU kêu gọi bổ sung kho vũ khí sau khi cung cấp cho Ukraine, NATO tìm nguồn quân phục mùa đông |
Bình luận (0)