Chiến sự đến tối 6.9: Ukraine chặn cuộc tấn công, Mỹ không sợ phản ứng của Nga?

Văn Khoa
Văn Khoa
06/09/2022 19:00 GMT+7

Quân đội Ukraine vừa tuyên bố đã đẩy lùi một số cuộc tấn công của lực lượng Nga ở miền đông, trong khi Mỹ được cho là đang gửi đến Ukraine những vũ khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho lực lượng Nga .

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 6.9 cáo buộc Ukraine đã nã 20 quả đạn pháo vào thành phố Enerhodar và khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong 24 giờ trước đó, theo Reuters.

Trong số đó có 3 quả đạn đã rơi xuống khu vực nhà máy điện hạt nhân, với một quả phát nổ gần tổ máy điện số 2, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này khẳng định mức độ phóng xạ tại khu vực nhà máy Zaporizhzhia vẫn ở mức bình thường. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Thủ tướng Ukraine lo thời gian nghiêng lợi thế cho Nga

Nga và Ukraine trong những tuần gần đây cáo buộc lẫn nhau nã pháo vào nhà máy Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu, gây ra nỗi lo sợ về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân. Lực lượng Nga kiểm soát nhà máy này từ đầu tháng 3, vài ngày sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.

Xem thêm: Nga nói binh sĩ Ukraine vượt sông tấn công nhà máy điện hạt nhân

Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở Donetsk?

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm nay 6.9 tuyên bố lực lượng nước này đã đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng Nga tại các khu vực Soledar, Zaytsevo, Shakhta Butivka và Spartak thuộc tỉnh Donetsk ở miền đông, theo trang The Kyiv Independent.

Xe quân sự của lực lượng Ukraine ở tỉnh Donetsk ngày 5.9

Reuters

Cũng theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, lực lượng Nga đã phóng tên lửa vào các địa điểm dân sự ở hai thành phố Bakhmut và Kostyantynivka, thuộc Donetsk, trong những giờ đầu của ngày 6.9.

Quân đội Ukraine cho rằng Nga tiếp tục nỗ lực thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Donetsk. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Xem thêm: Cựu cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định gì về diễn biến chiến trường Ukraine?

Tại sao Mỹ mạnh dạn cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang trang bị cho Ukraine những vũ khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho lực lượng Nga, và các quan chức Mỹ không còn tỏ ra lo lắng về phản ứng của Moscow, báo The Hill.

Trong vài tháng gần đây, Washington cung cấp chi tiết các máy bay không người lái mới, tên lửa có khả năng tấn công mạnh hơn và các hệ thống rốc két có tính sát thương trong các gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỉ USD dành cho Ukraine. Sự ủng hộ rõ ràng này khác xa so với những ngày đầu của chiến sự Nga-Ukraine, khi chính phủ Mỹ dường như do dự trong việc liệt kê chính xác những gì đã được gửi vào Ukraine để giữ bí mật hoặc không muốn khiến Moscow giận dữ.

Vì sao Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà không còn e ngại Nga phản ứng?

Tuy nhiên, thái độ đó đã thay đổi, có vẻ do Điện Kremlin đã không thể hiện thực hóa những lời đe dọa của họ, theo The Hill ngày 3.9. "Theo thời gian, chính quyền (Tổng thống Biden) đã nhận ra rằng họ có thể cung cấp vũ khí hạng nặng hơn, có tầm xa, khả năng và lớn hơn cho người Ukraine và người Nga đã không phản ứng", The Hill dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor bình luận.

Xem thêm: Tại sao Mỹ mạnh dạn cung cấp vũ khí cho Ukraine, không sợ phản ứng của Nga?

Quan chức EU cảnh báo về kho vũ khí 'cần được bổ sung'

Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo các kho vũ khí trong liên minh đang cạn dần do các quốc gia thành viên tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine để chống lực lượng Nga.

“Các kho dự trữ quân sự của hầu hết các quốc gia thành viên, tôi không nói là cạn kiệt, mà đã được sử dụng với tỷ lệ cao, vì chúng ta đã cung cấp rất nhiều khí tài cho người Ukraine”, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell nói trong một cuộc tranh luận với các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu hôm 5.9, theo Đài RT. Ông Borrell cho rằng các kho vũ khí ở EU “phải được nạp lại”.

Bơm đạn dược cho Ukraine, quân đội Mỹ lo không còn đủ cho mình

Xem thêm: Quan chức EU cảnh báo về kho vũ khí 'cần được bổ sung'

Nga đang mua đạn pháo từ Triều Tiên?

Tờ The New York Times (NYT) hôm 6.9 dẫn phân tích của tình báo Mỹ cho thấy Moscow đang mua đạn pháo từ CHDCND Triều Tiên, sau khi có thông tin quân đội Nga bắt đầu sử dụng máy bay không người lái (UAV) của Iran.

NYT đưa tin báo cáo tình báo vừa giải mật gần đây không cung cấp chi tiết về các thương vụ giữa Nga và Triều Tiên, chỉ cho biết trong số này gồm đạn pháo và rốc két. Tình báo Mỹ cho rằng Nga sẽ còn tiếp tục mua thêm những mặt hàng này.

Tình báo Mỹ nói Nga mua đạn pháo, tên lửa Triều Tiên do thiếu hụt ở Ukraine

Các quan chức chính quyền Washington nhận định việc Nga đặt hàng đạn pháo của Triều Tiên là dấu hiệu cho thấy các biện pháp cấm vận của phương Tây bắt đầu có hiệu lực và tác động đến năng lực của Nga trong việc triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Xem thêm: Tình báo Mỹ: Nga đang mua đạn pháo từ Triều Tiên

Tổng thống Putin giám sát tập trận quốc tế Vostok-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 6.9 đã đến giám sát cuộc tập trận quy mô lớn Vostok-2022 với sự tham gia của Trung Quốc và một số quốc gia khác thân thiện với Nga, theo AFP dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Ông Peskov cho hay Tổng thống Putin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov tại khu vực huấn luyện Sergeyevsky và có thể giám sát giai đoạn cuối của cuộc tập trận sau đó, theo AFP.

Nga - Trung Quốc diễn tập quân sự chung trong tập trận 'Vostok-2022'

Xem thêm: Tổng thống Putin giám sát tập trận quốc tế Vostok-2022

Nga đạt doanh thu xuất khẩu năng lượng ‘khủng’?

Nga đã đạt được 158 tỉ euro (158 tỉ USD) doanh thu xuất khẩu năng lượng trong 6 tháng tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó xuất khẩu sang EU chiếm hơn một nửa, theo một tổ chức nghiên cứu hôm nay 6.9.

“Giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao có nghĩa là doanh thu hiện tại của Nga cao hơn nhiều so với các năm trước, bất chấp việc giảm khối lượng xuất khẩu của năm nay”, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA, Phần Lan) nhận định, theo AFP.

Giá khí đốt tự nhiên gần đây đã tăng lên mức kỷ lục ở châu Âu do Nga cắt giảm nguồn cung. Giá dầu thô cũng tăng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, dù đã giảm trở lại. Theo CREA, “xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đã đóng góp khoảng 43 tỉ euro cho ngân sách liên bang của Nga” kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, vào ngày 24.2.

Nga chuyển trọng tâm sang thị trường châu Á nếu phương Tây áp trần giá dầu

Xem thêm: Nga đạt doanh thu xuất khẩu năng lượng ‘khủng’ trong 6 tháng xung đột với Ukraine?

Xem thêm các diễn biến liên quan chiến sự Nga-Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.