Đồng hành cùng CKTG LMHT mùa 4: Hiểm họa Rumble
Trải qua một vòng bảng đầy kịch tính và những bất ngờ, người ta nói nhiều về sức mạnh của người Hàn, về sự yếu kém của GPL, và nhất là sự trở lại của Rumble.
Tự động phát
- LMHT: Chung kết Thế giới mùa 4 - Ngày thi đấu thứ tám
- LMHT: Tổng quan phiên bản cập nhật 4.17
- CKTG LMHT mùa 4: Fnatic đã thắng SSB như thế nào?
Bất ngờ ngày khai mạc
Rumble từng làm mưa làm gió trong thời kỳ tiền chung kết mùa 3 ở các giải LCS, nhưng khi bước vào giải đấu chính thức, Hiểm Họa Cơ Khí lại không mấy được tin dùng. Sang tới mùa 4, như đã đề cập ở bài viết Tâm điểm đường trên, đây là thời đại của những đứa con lai, các pháp sư đỡ đòn - Maokai, Ryze, hay các vị tướng có khả năng đẩy lẻ tốt như Nidalee. Chẳng ai nghĩ về cơ hội tỏa sáng của chú lùn xứ Yordle.
Samsung Galaxy White mở đầu xu thế.
Cho đến khi Looper dùng Rumble rồi cùng SSW hạ gục EDG ngay trong trận đấu đầu tiên của giải, người ta mới có cái nhìn nghiêm túc hơn về hiểm họa mới nơi đường trên. Hiểm họa mang tên Rumble.
Cỗ máy đa năng
Khởi xướng bởi người Hàn, Rumble dần dần được các đội Trung Quốc và Bắc Mỹ đưa vào đội hình. Sau đó, các đội bắt đầu dành sự quan tâm cho vị tướng này khi đây là một trong những tướng có tỷ lệ cấm/chọn cao nhất giải. Vậy điều gì đã làm nên cơn sốt Rumble?
Lý do đầu tiên nằm ở sức mạnh. Rumble không cần nhiều đồ, chỉ với Mặt Nạ Đọa Đầy Liandry, hắn đã có thể gieo rắc nỗi sầu lên đối thủ. Qua đó, Rumble có thể nhường chỉ số lính cho những vị trí quan trọng như pháp sư (sát thủ) hoặc xạ thủ mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Chiêu cuối Mưa Tên Lửa có tác dụng vô cùng lớn trong giao tranh. Chỉ cần Rumble vẽ được một đường đẹp là hắn đã góp công rất lớn vào việc xoay chuyển cục diện trận đấu.
Chúng ta có thể nhìn thấy điều này rõ nét nhất ở người đi đường trên của Fnatic - sOAZ. Nếu so với những người đồng nghiệp cùng đường, trình độ sOAZ chỉ dừng ở mức trung bình (đôi khi có thể trở thành "tạ"), chính vì vậy anh thường nhường lính cho xPeke hoặc Rekkles farm để hai người này có đủ đồ. Cho nên, một vị tướng không cần farm nhiều mà vẫn hữu dụng trong combat chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu của Fnatic cho sOAZ.
Chỉ cần sử dụng tốt Mưa Tên Lửa là sOAZ đã góp công cực lớn trong giao tranh.
Một nguyên nhân khác mà các đội sử dụng Rumble chính là khả năng chia cắt đội hình địch thủ khi đối phương có những tướng có thể áp sát nhanh như Jarvan IV hay Maokai. Chúng ta lấy ví dụ là Maokai. Với chiêu Bụi Cây Ma Thuật, hắn có thể đu bám vào một vị tướng, tạo tiền đề cho đồng đội băng vào và Rumble chính là khắc tinh cứng của cách đánh này nhờ vào chiêu cuối.
Hãy nhìn cách Looper rải Mưa Tên Lửa trong trận Samsung Galaxy White gặp Edward Gaming. Cứ mỗi khi Maokai hay Jarvan IV của EDG lao vào, ngay lập tức Rumble sử dụng chiêu cuối vào tuyến sau, tạo một bức tường chia cắt hoàn toàn đội hình đối phương.
Một trong những tình huống như vậy. (Phút 55:20)
Sự nguy hiểm của Rumble tiếp tục được thể hiện trong trận Team SoloMid gặp StarHorn Royal Club. Dyrus có những tình huống thả Mưa Tên Lửa vô cùng tốt để chặn đường rút lui của đối thủ (phút 31:10), hay pha vẽ "đường cong" tuyệt đẹp ngăn cản đợt tấn công của SHC tại hang rồng (phút 33:25).
Dyrus cũng đã thành công với Rumble.
Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy rõ sức mạnh của chú lùn này trong những pha giao tranh tổng. Đặc biệt khi sở hữu những trang bị trấn phái như Mặt Nạ Đọa Đầy Liandry hay Đồng Hồ Cát, Rumble hoàn toàn có thể càn vào đội hình đối phương, rải chiêu cuối, rồi bật Súng Phun Lửa đứng "sấy" bất cứ kẻ nào trước mặt.
Cái hay của vị tướng này chính là có thể kết hợp với nhiều dạng đội hình. Dù là tấn công tổng lực hay phòng ngự tập trung, con bài thích hợp nhất thường được các đội sử dụng để đi với Rumble chính là Nami.
Sử dụng chính xác hai chiêu Mưa Tên Lửa và Sóng Thần sẽ tạo cho bạn một thế rất đẹp trước khi vào giao tranh (1:01:06 trận TSM gặp SHC). Như bạn có thể thấy xạ thủ và pháp sư của đội Trung Quốc hoàn toàn không thể tiến vào gây sát thương lên đội hình TSM.
Không chỉ hữu dụng khi chơi cùng đồng đội, khả năng một đấu một của Rumbley ở giai đoạn đi đường cũng không hề tệ. Maokai, Ryze, Kayle, những cái tên sừng sỏ được đưa lên để đối đầu với Rumble, cùng lắm họ chỉ có thể chơi ngang cơ với Hiểm Họa Cơ Khí mà thôi.
Hiểm họa tiềm tàng
Ở vào thời điểm hiện tại, khó có thể tìm ra một khắc tinh cứng dành cho Rumble. Nếu muốn ngăn chặn tối đa sức mạnh của cỗ máy "sấy" thịt này, các đội chỉ có hai phương án. Hoặc là cấm Rumble, hoặc là người đi rừng phải tập trung toàn lực để đè nát Hiểm Họa Cơ Khi, như Rumble trong tay ackerman của LMQ hay Lep của KaBum bị săn sóc kỹ càng ở giai đoạn đầu trận.
Chặng đường đi tìm ông vua mùa 4 vẫn còn rất dài và khả năng chúng ta được thấy Rumble tung hoành ngang dọc trên Đấu trường Công lý thời gian sắp tới sẽ rất cao.
Bình luận (0)