Bà Nương cho biết, Đồng Nai hiện có 33 KCN, trong số này có 31 KCN đã hoạt động, 1 KCN đang trong quá trình xây dựng và 1 KCN mới được chấp nhận chủ trương đầu tư.
Đa phần là KCN đa ngành, kiểu cũ - chưa có những KCN chuyên sâu như Bà Rịa-Vũng Tàu và cũng chưa có khu công nghiệp sinh thái.
Thực tế, Nghị định 35 ra đời năm 2012 cũng chỉ mới đưa ra những tiêu chí cơ bản liên quan để định hướng phát triển các KCN kiểu mới, công nghệ cao, sinh thái. Thực hiện chủ trương trên, tỉnh Đồng Nai cũng định hướng xây dựng KCN công nghệ cao Long Thành và KCN này đang trong quá trình thu hút đầu tư.
"Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên có đặt vấn đề lọc ngành hay từ chối những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm?, đối với tỉnh Đồng Nai chúng tôi, đang quy hoạch KCN theo ngành nghề và điều kiện tự nhiên sau cho thật sự phù hợp và bền vững. Chúng tôi vẫn có những KCN dành cho những ngành nghề nhạy cảm như dệt may, xi mạ… Tuy nhiên, chúng tôi cũng đi kèm theo những điều kiện với các dự án là phải phù hợp định hướng của tỉnh, kèm theo dự án phải có công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám cao", bà Nương nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến việc chuyển đổi công nghệ của dự án và vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể, khuyến khích giảm phát thải với các dự án hiện hữu theo hướng sử dụng nguyên liệu xanh, sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện KCN Amata của tỉnh được xác định sẽ là một trong 4 KCN chuyển đổi thành sinh thái, giảm phát thải và cộng sinh công nghiệp. Tỉnh cũng định hướng dịch chuyển sản xuất công nghiệp theo hướng chuyên sâu, sinh thái và quy hoạch vùng phù hợp với từng lĩnh vực.
Thực hiện chủ trương của nhà nước, tỉnh Đồng Nai đang thực hiện chủ trương giảm phát thải theo hướng chuyển đổi việc sử dụng năng lượng từ truyền thống sang năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu xanh và đẩy mạnh tái sử dụng, tái chế chất thải, trong đó đặc biệt là nước thải nhằm giảm phát thải ra môi trường.
Bình luận (0)