Diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô Manila, AMF lần này tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải, cướp biển và đảm bảo tự do đi lại ở các vùng biển chung. Thành phần tham gia diễn đàn chủ yếu là thứ trưởng ngoại giao và quan chức cấp cao đại diện các nước Đông Nam Á. AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết những thỏa thuận hợp tác sẽ được công bố vào ngày 4.10, sau khi hoàn tất các cuộc họp kín.
|
Ngoài ra, vào ngày mai, Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ nhất sẽ diễn ra với sự tham gia từ các đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Các cuộc họp trong khuôn khổ AMF và EAMF sẽ do Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Erlinda F.Basilio chủ trì. Trang tin Rappler dẫn phát biểu từ bà Basilio cho biết các tranh chấp lãnh hải không nằm trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, với tư cách nước chủ nhà, Philippines sẽ không ngăn cản các bên đề cập vấn đề này. Dự kiến, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Koji Tsuruoka sẽ có bài phát biểu tại EAMF. AFP dẫn lời một giới chức ngoại giao tham gia diễn đàn nhận định bài phát biểu của ông Tsuruoka có thể sẽ đề cập vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một diễn biến khác, chuyên trang quốc phòng Jane’s Defence đưa tin quốc hội Philippines vừa thông qua ngân sách năm 2003 của nước này dành cho chương trình hiện đại hóa quốc phòng. Theo đó, Manila sẽ mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ kiêm máy bay huấn luyện T/A-50, 6 máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano, 6 máy bay vận tải hạng nhẹ, 25 trực thăng vận tải, 12 trực thăng tấn công, 4 trực thăng săn tàu ngầm, 4 trực thăng tìm kiếm cứu nạn cho hải quân và 3 trực thăng cho các sứ mệnh đặc biệt.
Tàu hải giám Trung Quốc lại áp sát Senkaku/Điếu Ngư Kyodo News dẫn nguồn lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 3.10 cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Theo đó, trưa hôm qua, 3 tàu này tiến vào vùng biển trên và ở lại đây trong khoảng 20 phút, bất chấp yêu cầu rời đi từ phía Nhật Bản. Phản ứng lại, Tokyo lập tức gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao. Như vậy, Nhật Bản đã liên tục gửi công hàm phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư trong hai ngày vừa qua. Giữa bối cảnh căng thẳng này, nhiều ngân hàng Trung Quốc vừa rút khỏi danh sách thành viên tham gia các sự kiện liên quan đến hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới diễn ra tại Nhật vào tuần tới, theo hãng tin Dow Jones. |
Trùng Quang
>> VN giải quyết vấn đề biển Đông theo pháp luật quốc tế
>> VN hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Sáu nguyên tắc của ASEAN về biển Đông
>> Thúc đẩy đàm phán chính thức ASEAN -Trung Quốc về biển Đông
>> Thái Lan muốn tham gia vấn đề biển Đông
Bình luận (0)