Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng là tướng lĩnh của quân đội Myanmar. Quốc hội và chính phủ ở Myanmar cũng có đa phần thành viên đại diện cho giới quân sự như nội các của ông Prayuth và Hội đồng lập pháp quốc gia ở Thái Lan.
Trên danh nghĩa cũng như trong thực chất, cả hai đều đã có những dàn xếp về pháp lý và nhân sự để đảm bảo vị thế quyền lực cao nhất của giới quân sự, cho dù chính thể hiện tại và cả sau này không phải là chính quyền quân sự. Đồng nghiệp như thế, cùng hoàn cảnh như vậy và lại còn chung chí hướng thì chắc chắn sẽ dễ dàng nói chuyện với nhau.
Giữa hai nước này đúng là có nhiều chuyện đáng để phải bàn thảo với nhau. Nhưng tất cả những chuyện ấy không quan trọng và cấp thiết đối với ông Prayuth bằng việc gây dựng tiếng tăm trên trường quốc tế. Trước cuộc đảo chính, ông Prayuth gần như không hiện danh trên chính trường. Sự thiếu vắng lộ trình thời gian cụ thể cho quá trình hướng tới chính quyền dân cử thực sự càng làm bên ngoài có những ngần ngại nhất định về ông.
Cho nên ông Prayuth phải nhanh chóng gây dựng hình ảnh người lãnh đạo có uy tín ở trong nước và được công nhận ở bên ngoài. Vì là đồng nghiệp nên từ dễ đối thoại sẽ đưa đến dễ thông cảm với nhau và dễ sẵn sàng giúp nhau. Cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đầu tiên đối với ông Prayuth là Hội nghị cấp cao ASEM sẽ diễn ra trong mấy ngày tới ở Ý.
Thảo Nguyên
>> Thủ tướng Thái Lan rút khỏi quân đội
>> Thái Lan chưa khởi tố bà Yingluck vụ trợ giá gạo
>> Tòa Thái Lan từ chối xử cựu Thủ tướng Abhisit
>> Tướng Prayuth Chan-ocha làm thủ tướng Thái Lan
Bình luận (0)