Động thái mới của Mỹ ở Thái Bình Dương

Văn Khoa
Văn Khoa
19/07/2024 06:56 GMT+7

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đã mở đại sứ quán tại đảo quốc Vanuatu ở Thái Bình Dương ngày 18.7, theo Reuters.

Đây là động thái mới nhất của Mỹ trong cuộc cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc để giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo Reuters.

Động thái mới của Mỹ ở Thái Bình Dương- Ảnh 1.

Đại sứ quán Mỹ ở Papua New Guinea, một đảo quốc ở Thái Bình Dương

Chụp màn hình Dailypost.vu

"Việc mở đại sứ quán tiếp tục đánh dấu sự phát triển trong mối quan hệ của chúng tôi với Vanuatu và thể hiện sức mạnh trong cam kết của chúng tôi đối với các mối quan hệ song phương, với dân tộc Ni-Vanuatu và đối với các mối quan hệ đối tác của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong thông cáo.

"Việc mở đại sứ quán này thúc đẩy nỗ lực của chúng tôi nhằm cung cấp thêm sự hiện diện ngoại giao trong khu vực và gắn kết hơn nữa với các nước láng giềng của chúng tôi ở Thái Bình Dương", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm.

Mỹ đã mở đại sứ quán ở hai đảo quốc khác là Quần đảo Solomon và Tonga, và có kế hoạch mở thêm một đại sứ quán ở Kiribati, theo một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ vào tháng 3. Vị quan chức cho hay việc mở đại sứ quán tại Kiribati đang chờ Quốc hội Mỹ phê duyệt.

Mỹ đang nỗ lực tăng cường hiện diện ngoại giao ở Thái Bình Dương giữa lúc Trung Quốc cũng duy trì ảnh hưởng tại đây, theo Reuters.

Trong tháng 2, Mỹ đã cảnh báo các đảo quốc Thái Bình Dương không nên nhận sự hỗ trợ từ lực lượng an ninh Trung Quốc sau khi Reuters đưa tin cảnh sát Trung Quốc đang làm việc tại Kiribati, một quốc gia xa xôi gần bang Hawaii của Mỹ.

Trung Quốc đỉnh chỉ đàm phán kiểm soát vũ khí với Mỹ

Theo Reuters, cảnh sát Trung Quốc đã được triển khai tại Quần đảo Solomon từ năm 2022 sau một hiệp ước an ninh bí mật bị Mỹ và Úc cáo buộc là phá hoại sự ổn định trong khu vực. 

Trong khi đó, Tân Hoa xã ngày 5.4 đăng một bài bình luận khẳng định Trung Quốc không có ý định tranh giành ảnh hưởng với bất kỳ quốc gia nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như không kèm theo bất kỳ ràng buộc chính trị nào để ép buộc các nước khác hợp tác. 

"Thái Bình Dương rộng lớn nên được xem là một nền tảng lớn cho sự hợp tác toàn cầu, chứ không phải là một chiến trường cho các cuộc tranh giành quyền lực chính trị", Tân Hoa xã viết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.