Trình bày trước Quốc hội Mỹ lý do xây ký túc xá 144 giường ở căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Lakenheath ở Suffolk, USAF cho biết dự án được triển khai nhằm chuẩn bị cho sự gia tăng số quân nhân vào thời điểm thực thi "sứ mệnh bảo đảm". Đây là thuật ngữ thường được Lầu Năm Góc sử dụng khi đề cập việc xử lý vũ khí hạt nhân Mỹ, theo báo The Guardian hôm 30.8 dẫn lời các chuyên gia.
Việc xây dựng ký túc xá quân đội được bắt đầu từ tháng 6.2024 và kéo dài đến tháng 2.2026. Dự án là khâu mới nhất trong chuỗi những sự chuẩn bị để vũ khí hạt nhân Mỹ có thể quay về lãnh thổ Anh.
Nhà nghiên cứu Matt Korda của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) là người đầu tiên chú ý đến đề xuất ngân sách trên.
FAS trước đó cho hay, trong ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2023, Anh được bổ sung vào danh sách tiếp nhận đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm chuẩn bị cho các địa điểm tồn trữ "vũ khí đặc biệt" ở châu Âu, bên cạnh Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
FAS ước tính có khoảng 100 quả bom trọng lực hạt nhân B61 đang được đặt ở 5 quốc gia trên. Mỹ đã rút vũ khí hạt nhân khỏi Anh từ năm 2007, nhưng các cơ sở từng chứa vũ khí hạt nhân Mỹ chỉ bị bỏ hoang chứ không bị giải tỏa.
Kho vũ khí hạt nhân thế giới mở rộng, Trung Quốc tăng đáng kể
Mỹ lần đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân đến Anh vào năm 1954, tại các căn cứ RAF Greenham Common, RAF Molesworth cũng như RAF Lakenheath. Có thời điểm RAF Lakenheath có đủ năng lực chứa chấp đến 110 quả bom trọng lực B61.
Lực lượng hạt nhân Anh toàn bộ được cấu thành bởi các tên lửa Trident khai hỏa từ tàu ngầm, trong khi Mỹ duy trì tam giác hạt nhân có thể triển khai trên biển, trên không và trên đất liền.
Trong khi tên lửa hành trình Mỹ được rút về nước năm 1991, bom trọng lực vẫn ở RAF Lakenheath trong ít nhất 16 năm kế tiếp trước khi được mang đi khỏi nước này.
Bình luận (0)