Dự báo thời tiết sai, ai chịu trách nhiệm ?

14/05/2015 06:25 GMT+7

Hôm qua 13.5, Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về dự án luật Khí tượng thủy văn. Dự luật lần đầu tiên được xây dựng gồm 9 chương, 61 điều luật hóa các hoạt động khí tượng, thủy văn, sẽ trình QH cho ý kiến kỳ họp thứ 9.

Hôm qua 13.5, Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về dự án luật Khí tượng thủy văn. Dự luật lần đầu tiên được xây dựng gồm 9 chương, 61 điều luật hóa các hoạt động khí tượng, thủy văn, sẽ trình QH cho ý kiến kỳ họp thứ 9.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn: “Liệu rằng luật này sau khi được ban hành thì công tác dự báo thời tiết có tốt lên hơn không hay nó cứ tằng tằng như bây giờ mà người ta gọi là gia cát dự?”. Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ Phan Xuân Dũng, cho rằng quan trọng nhất là việc xã hội hóa dự báo, huy động được nguồn lực của các doanh nghiệp. Khi đó công tác khí tượng thủy văn sẽ hiệu quả hơn.
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn đặt vấn đề về trách nhiệm khi dự báo sai. “Dự báo thời tiết bão sáng mai vào nhưng tối đã vào rồi, báo rất mạnh nhưng cường độ lại yếu. Báo sai không chỉ thiệt hại, rồi sau này vận động người dân người ta không đi tránh bão nữa. Nhưng cũng không ai chịu trách nhiệm”, ông Sơn lo ngại và đề nghị luật phải làm rõ điều này.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước yêu cầu tất cả các dự án về kinh tế phải bắt buộc có báo cáo tác động môi trường, trong đó đánh giá đầy đủ về tác động tới dòng chảy và khí hậu.
Theo ông Ksor Phước, trước kia khi xây dựng công trình xây đập thủy lợi tại An Khê (Gia Lai) người dân liên tục bức xúc về công trình này làm thay đổi dòng chảy không theo quy luật tự nhiên, giảm lưu lượng nước. “Khi đó tôi hỏi liệu có làm giảm lượng nước khi xây đập không. Các anh ở Bộ NN-PTNT nói không, vẫn đủ. Vừa rồi người dân kêu quá trời quá đất vì thiếu nước. Công trình thì đầu tư cả nghìn tỉ đồng rồi, giờ thì cũng không ông nào chịu trách nhiệm cả”, ông Ksor Phước nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.