Du lịch càng phát triển, BĐS du lịch, giải trí càng là miền đất hứa ‘ngọt ngào’

18/01/2018 08:00 GMT+7

Du lịch tăng trưởng không có lý gì bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng không rực rỡ theo sau. Chừng nào du lịch còn phát triển, thì BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn là miền đất hứa ngọt ngào cho giới đầu tư.

Bệ đỡ vững chắc cho BĐS du lịch tiếp tục phát triển rực rỡ năm 2018
Bỏ qua nhiều e ngại về dự báo nguồn cung sẽ dư thừa trước đó, năm 2017, BĐS nghỉ dưỡng đã bức tốc với thanh khoản cao hơn hẳn so với các phân khúc khác. Sự thành công của du lịch chính là đòn bẩy để phân khúc này dẫn đầu thị trường.
Năm 2017, Việt Nam đón gần 87 triệu lượt khách quốc tế lẫn nội địa, mức tăng trưởng ghi nhận ở mốc 30% qua các năm, tổng thu từ du lịch năm nay ước đạt hơn 510.000 tỉ đồng - những con số sẽ tiếp tục là bệ đỡ vững chắc cho BĐS du lịch tiếp đà phát triển trong thời gian tới.
Kỳ vọng trong 3 năm tới, ngành du lịch Việt Nam thu hút được 20 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 80 triệu khách nội địa, giá trị xuất khẩu du lịch trên 20 tỉ USD.
Với tổng lượng khách du lịch khoảng 100 triệu khách và lượt ngày lưu trú bình quân 2,4 ngày thì tính ra đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 300.000 phòng lưu trú. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tổng lượng phòng khách sạn, condotel từ 3 sao trở lên tại các thành phố: Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Phú Quốc, Đà Lạt… mới có khoảng 102.758 phòng khách sạn. Tính ra từ nay đến năm 2020, các thành phố du lịch lớn tại Việt Nam cần thêm khoảng gần 78.000 phòng khách sạn lưu trú. Trong đó phân khúc khách sạn 4 sao trở lên chiếm khoảng 60%.
Đây là những con số hết sức ấn tượng và màu mỡ cho giới đầu tư địa ốc. So với phân khúc cho thuê căn hộ hoặc nhà phố, phân khúc hotel, condotel có phần nhỉnh hơn. Bởi nhu cầu du lịch, thụ hưởng các dịch vụ nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí thường trội hơn.
Du lịch phát triển mạnh sẽ là cú hích cho BĐS du lịch, giải trí bùng nổ
Du lịch phát triển mạnh sẽ là cú hích cho BĐS du lịch, giải trí bùng nổ
Muôn màu “sân chơi” BĐS du lịch, giải trí
Cơ hội càng nhiều thì số lượng doanh nghiệp tham gia càng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình BĐS du lịch trong vài năm gần đây cho thấy lĩnh vực BĐS du lịch tại Việt Nam dù được đánh giá rất tiềm năng nhưng sức cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Để tìm được khách hàng, các doanh nghiệp BĐS không ngừng tìm kiếm, mở rộng ra những phân khúc mới.
Năm 2018, BĐS du lịch sẽ tiếp tục nhịp độ phát triển, dù có thể không rầm rộ như năm trước, nhưng thị trường sẽ đón nhận rất nhiều sản phẩm mới lạ hơn. Bởi trước hàng nghìn sản phẩm, chỉ những sản phẩm khác biệt mới đủ sức hút khách hàng. Động thái “ra hàng” gần đây của một số chủ đầu tư có tên tuổi đã cho thấy điều đó.
Các dự án BĐS du lịch với hướng đi đột phá liên tục ra mắt thị trường
Các dự án BĐS du lịch với hướng đi đột phá liên tục ra mắt thị trường
Cùng quan điểm này, ông Rudolf Hever - Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cũng chia sẻ: "Thay vì phát triển những dự án đã quá nhiều và quen thuộc trên thị trường, nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đang mạnh dạn thay đổi và đưa ra những sản phẩm dựa trên xu hướng trong tương lai, có thể là 5 năm, hay 10 năm tới".
Empire Group lần đầu tiên mang khái niệm BĐS du lịch, giải trí xuất hiện trên thị trường địa ốc Việt Nam qua tên tuổi Cocobay. Kế đến là định nghĩa về một tổ hợp resort chủ đề phong phú: Boutique Hotel năng động cho người trẻ, Smart Condotel, Family Condotel cho gia đình, Wellness Condotel phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, Cocobay Tower - dòng sản phẩm cho giới siêu sang.
Hay tổ hợp "Party Condotel" dành cho giới trẻ “sành ăn chơi” và khách quốc tế với tên gọi Coco Música Resort cũng vừa mới được Empire Group giới thiệu ra thị trường. Dự án này sở hữu sân khấu trung tâm ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam cùng một tổ hợp bar rộng khoảng hơn 6.000 m2.
Mỗi căn hộ Coco Música Resort có mức giá từ 1,8 tỉ đồng và được chủ đầu tư cam kết lợi nhuận tối thiểu 12%/năm trong 9 năm. Empire Group cũng cho biết, sau thời gian cam kết, lợi nhuận từ hoạt động thuê phòng sẽ chia cho chủ sở hữu là 80%. Với mức giá thuê phòng trung bình của khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng là 2,4 triệu đồng/đêm, mức lấp đầy bình quân 65% (mức bình quân của khối khách sạn 4-5 sao) thì doanh thu của mỗi căn Coco Música Resort (giá 1,8 tỉ đồng) hằng năm vào khoảng 570 triệu đồng; trừ đi chi phí vận hành, bảo trì và bán hàng thì lợi nhuận thu về khoảng 370 triệu đồng. Trong đó, lợi nhuận mà khách hàng nhận được tầm 290 triệu đồng/năm.
Các chuyên gia dự báo, những dự án có hướng đi mới không chỉ hút khách, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà còn tạo nên xu hướng mới cho thị trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.